Ngoài lề

Đố bạn giải được bài toán cầu thủ Quang Hải tâng bóng

1457

Bài toán về Quang Hải, một trong năm cầu thủ Đông Nam Á chơi hay nhất ở U23 châu Á, liệu có làm khó bạn?

Cầu thủ Quang Hải cao 168 cm, có sải chân dài 100 cm, thực hiện tâng một trái bóng có đường kính 30 cm với hai chân lần lượt giơ cao, quay quanh tại chỗ và góc mở rộng nhất của chân là 90 độ.

Đố bạn giải được bài toán cầu thủ Quang Hải tâng bóng
Cầu thủ Quang Hải vừa được Fox Sports lựa chọn vào danh sách những cầu thủ Đông Nam Á chơi hay nhất ở U23 châu Á

Biết trái bóng được tâng theo phương thẳng đứng (song song với thân người) và khoảng cách tối đa với điểm chạm bóng khi bóng được tâng bằng chân và đùi là 300 cm, còn khi bóng được tâng bằng vai và đầu thì vị trí tối đa của bóng bằng vị trí cao nhất khi bóng được tâng bằng chân.

Hỏi hình bao quỹ đạo của trái bóng và cầu thủ Quang Hải có thể tích lớn nhất là bao nhiêu?

Ngoài lề

45+36=103: Bài toán này đúng hay sai?

1544

Cho bài toán dưới đây. Theo các bạn thì 45+36=103 là phép tính đúng hay sai? Cùng thảo luận nhé.

45+36=103: Bài toán này đúng hay sai?

Gợi ý: Đúng

Phép tính này chỉ có dân IT mới hiểu, kiểu cộng này là kiểu cộng 8-bit data.

Giới hạn số chỉ từ 0 đến 7 (tức là không có số 8 và 9).

Vì vậy: 5 + 6 = 13 (ghi 3 nhớ 1), tiếp theo 4 + 3 + 1 = 10

Tổng cộng là 103

Ngoài lề

Câu đố mừng năm mới về sự kỳ diệu của 2018

1830

Mừng năm mới, tác giả Alex Bellos của The Guardian giới thiệu câu đố thú vị liên quan con số 2018. Nó thử thách độ nhạy bén của người giải với các phép tính.

Câu đố này liên quan hoạt động đếm ngược chờ thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới.

Căn cứ vào đó, Alex đưa ra thử thách sau:

10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 = 2018.

Câu đố mừng năm mới về sự kỳ diệu của 2018
Chúc mừng năm mới 2018

Nhiệm vụ của người giải là điền các phép tính +, -, x, : vào giữa các số tự nhiên từ 10 đến 1 để hoàn thiện phương trình trên. Người giải được phép sử dụng thêm dấu đóng mở ngoặc tại bất kỳ vị trí nào.

Ví dụ, họ có thể mở đầu bằng (10 – 9) x 8 hay 10 x (9 + 8).

Đương nhiên, câu đố này không chỉ có một đáp án. Bạn tìm ra bao nhiêu cách điền phép tính hợp lý?

Ngoài lề

Câu đố tiết kiệm đồng xu để ăn thịt nướng

1520

Một anh chàng quyết định tiết kiệm tiền bằng cách mỗi ngày thả một ít đồng xu vào bình thủy tinh. Đến khi bình đầy, anh ta dùng số tiền đó để tự đãi mình một bữa thịt nướng.

Câu đố như sau:

Một ngày nọ, Harold quyết định tiết kiệm tiền. Anh đặt một chiếc bình thủy tinh lên bàn làm việc của mình. Hàng ngày, Harold thả vào đó một số đồng xu nhất định. Đến khi bình đầy, anh sẽ dùng số tiền đó để tự đãi mình một bữa thịt nướng.

Câu đố tiết kiệm đồng xu để ăn thịt nướng-1
Ba tháng sau, một người đàn ông mù tên Richard lần đầu tiên ghé qua văn phòng của Harold. Harold kể với ông về việc anh tiết kiệm tiền.

Richard cầm bình lên, lắc một lần và đoán đúng số tiền trong đó. Harold quyết định kết bạn với ông và sẽ mời ông bữa thịt nướng khi chiếc bình đầy tiền.

Hỏi họ phải chờ bao lâu để bình đầy, biết số tiền Harold bỏ vào bình mỗi ngày là như nhau?

Tiểu học

Bài toán điền số dành cho học sinh lớp 1 ở Singapore

1961

Bài toán này tương tự bài tập dành cho học sinh lớp 1 ở Singapore (những đứa trẻ từ 5 đến 7 tuổi).

Câu đố này tương tự bài tập của học sinh lớp 1 Singapore. Tuy nhiên, tác giả Alex Bellos của The Guardian đã sửa lại để nó hợp lý hơn.

Cho hình gồm 5 số được điền sẵn như hình dưới:

Bài toán điền số dành cho học sinh lớp 1 ở Singapore
Trong mỗi một phần tư của hình tròn lớn nhất có một số gồm hai chữ số.

Bạn hãy sử dụng các số tự nhiên từ 1 đến 9 để điền vào các hình tròn nhỏ còn trống sao cho số nằm trong phần tư của hình trong bằng tổng 3 số nằm trong hình tròn ở 3 góc của phần tư đó.

Lưu ý: Mỗi số chỉ được sử dụng một lần và số 3 (ở hình tròn giữa) đã được cho sẵn, đồng nghĩa với việc bạn không được điền số này nữa.

Tiểu học

Bài toán điền số lớp 5 có thể khiến người lớn bối rối

1627

Với yêu cầu tìm 12 phương án mà không có sự trợ giúp của máy tính cầm tay, bạn phải vận dụng kỹ năng phán đoán và tính nhẩm.

Đây là bài toán lớp 5 do Việt Nam đề nghị trong phần thi đồng đội cuộc thi “Thách thức các nhà Toán học tương lai”, tổ chức tại Malaysia từ ngày 8 đến 11/12.

Đề bài: Điền các số từ 1 đến 9 không được lặp lại vào 9 ô trống để nhận được một phép tính đúng với kết quả là 2017. Bạn hãy đưa ra 12 phương án điền số khác nhau.

Bài toán điền số lớp 5 có thể khiến người lớn bối rối-1

Ngoài lề

Thử tài giải toán với vòng quay bánh xe đạp

1522

Bài toán được trích từ đề thi Kangaroo năm 2014, dành cho học sinh từ 11 tuổi trở lên. Nội dung đề bài như sau:

Một chiếc xe như hình dưới đây có chu vi bánh xe lớn là 4,2 m, chu vi bánh xe nhỏ là 0,9 m. Tại một thời điểm, van của 2 bánh xe đều ở vị trí thấp nhất xe đạp lăn bánh. Hỏi sau bao nhiêu mét hai van sẽ lại cùng trở về vị trí thấp nhất lần đầu tiên?

Thử tài giải toán với vòng quay bánh xe đạp

Tiểu học

Bài toán đồng xu dành cho học sinh lớp 1, 2

1771

Bài toán đồng xu dành cho học sinh lớp 1-2 trong đề thi Toán quốc tế Kangaroo có thể là thử thách lớn đối với bạn. Cùng làm để thử xem bạn có thông minh hơn các bé không.

Trên bảng có các đồng xu. Chúng ta muốn có hai đồng xu trên mỗi hàng và hai đồng xu trên mỗi cột.

Bài toán đồng xu dành cho học sinh lớp 1, 2

Hỏi cần phải bỏ đi bao nhiêu đồng xu và đó là đồng xu ở vị trí nào?

Ngoài lề

Hãy di chuyển 4 que diêm để tạo thành 3 hình vuông

1950

Câu hỏi đặt ra dành cho các bạn ở bài viết này là hãy di chuyển 4 que diêm làm sao để tạo thành 3 hình vuông với hình cho dưới đây.

Hãy di chuyển 4 que diêm để tạo thành 3 hình vuông

Tiểu học

Bài toán “chim sẻ” của trẻ lớp 1 có thể làm khó bạn

1604

Bài toán về những bước di chuyển của chú chim sẻ trong đề thi Toán quốc tế dành cho học sinh lớp 1-2 không khó. Bạn có thể giải nó trong bao lâu?

Bài toán "chim sẻ" của trẻ lớp 1 có thể làm khó bạn

Chú chim sẻ Jack đang nhảy từ cây cột trụ này sang một cây cột trụ khác trên một tấm rào. Mỗi lần nhảy như vậy, Jack phải mất một giây. Nó cứ nhảy về phía trước 4 lần, rồi lại nhảy lùi lại 1 lần và lại nhảy tiến 4 lần rồi nhảy lùi lại 1 lần, và cứ như vậy.

Hỏi Jack tốn bao nhiêu giây để nhảy được từ cột trụ START đến cột trụ FINISH?

Ngoài lề

Bài toán hóc búa xe vượt hầm núi của tác giả người Anh

1438

Tác giả Alex Bellos của Guardian vừa giới thiệu bài toán liên quan tình trạng xe lưu hành trên đường hầm qua núi.

Đề bài như sau:

Khi đang lái xe qua một ngọn núi, nhóm tài xế phải dừng lại do tảng đá rơi xuống, chắn lối vào hầm.

Một số người xuống xe để di dời tảng đá. Tuy nhiên, khi lối vào hầm đã thông thoáng, vấn đề khác lại xuất hiện khi phía sau họ là hàng dài xe dừng lại vì tắc đường.

Tình trạng tắc nghẽn trên con đường có hai làn này do 18 chiếc xe màu trắng và 18 chiếc xe màu đen gây ra. Chiếc đầu tiên nằm ở làn bên trái màu trắng trong khi chiếc đầu tiên nằm trên làn phải màu đen.

Những chiếc xe kế tiếp có màu sắc xen kẽ (như vậy, làn bên trái sẽ là trắng – đen – trắng…, làn bên phải là đen – trắng – đen…).

Đi qua đường hầm chật hẹp, hai làn xe phải hợp lại thành một và khi đi hết đoạn đường hầm, các xe lại tách làm hai nhánh để đi qua trạm thu phí.

Giả sử chiếc xe đầu tiên ra khỏi đường hầm có màu đen, chiếc cuối cùng có màu trắng và các xe đi qua trạm thu phí thành từng cặp (hai xe đi đầu cùng qua trạm tại một thời điểm rồi lại đến hai xe tiếp theo).

Như vậy, tối đa có bao nhiêu cặp xe có màu giống nhau cùng qua trạm?

Ngoài lề

Bài toán trồng 9 cây thành 5 hàng

1822

Một bạn gửi về cho Baitoan.com câu hỏi: “hãy vẽ sơ đồ trồng 9 cây thành 5 hàng, mỗi hàng 3 cây”.

Bạn nào giúp được bạn ấy nào.

Ngoài lề

Tìm người thông minh điền vào các ô trống

2002

Với các chữ số 1, 3, 5, 7, 9, 11, 13, 15 các bạn hãy điền vào ô trống các số thích hợp. Chú ý bài toán này có thể có nhiều đáp án.

Tìm người thông minh điền vào các ô trống

Ngoài lề

Thử thách với bài toán 2 đáp án

1739

Bài toán không khó nhưng ước tính cứ 1.000 người thì chỉ có 1 người thực hiện được yêu cầu của đề bài. Đề bài có 2 đáp án.

Đề bài là điền số còn thiếu vào ô trống, tuy nhiên những người ra đề còn yêu cầu người giải phải tìm ra đáp án thứ 2 (khác đáp án thứ nhất) nhưng vẫn hợp lý.

Và chỉ có 1/1000 người tìm ra đáp án hợp lý thứ hai này.

Thử thách với bài toán 2 đáp án

Ngoài lề

5 câu đố về que diêm thách thức trí tưởng tượng

1870

Câu 1: Hãy dùng 5 que dưới đây để tạo thành 5 hình tam giác, lưu ý không được bẻ gãy que nào.

5 câu đố về que diêm thách thức trí tưởng tượng

Câu 2: Hãy tạo 4 hình tam giác bằng cách thay đổi vị trí của chỉ một cây bút chì.

5 câu đố về que diêm thách thức trí tưởng tượng-1

Câu 3: Những que diêm dưới đây xếp thành 5 hình vuông. Hãy di chuyển chỉ hai que diêm để tạo thành 7 hình vuông.

5 câu đố về que diêm thách thức trí tưởng tượng-2

Câu 4: Hãy sử dụng 10 que diêm để chia hình sau thành hai phần giống nhau về hình dạng, bằng nhau về kích cỡ.

5 câu đố về que diêm thách thức trí tưởng tượng-3

Câu 5: Hãy di chuyển 4 que diêm để tạo thành 2 hình tam giác kích cỡ bằng nhau và không thừa hình tam giác nào.

5 câu đố về que diêm thách thức trí tưởng tượng-4

Toán lớp 10Trung học phổ thông

Bài toán đĩa tròn lớp 10 thử thách trí thông minh

2008

80% số người trả lời đưa ra kết quả sai mặc dù xác định đúng phương pháp dựa vào chu vi của đồng hồ và đĩa tròn.

Đề bài đưa ra là:

Cho một đĩa tròn bán kính 10 cm tiếp xúc tại điểm 12 giờ của một đồng hồ bán kính 20 cm. Đĩa tròn có một hình vẽ mũi tên và ở vị trí tiếp xúc này, mũi tên hướng lên trên như hình vẽ.

Bài toán đĩa tròn lớp 10 thử thách trí thông minh

Đĩa tròn lăn xung quanh đồng hồ theo đúng chiều kim đồng hồ. Hỏi ở thời điểm nào tiếp theo, hình mũi tên trên đĩa tròn lại hướng lên trên?

A. 2:00

B. 4:00

C: 6:00

D: 8:00

Theo các bạn chọn đáp án nào nhỉ?

Toán lớp 10Trung học phổ thông

Bài toán về trò chơi tung đồng xu lớp 10 Mỹ

2005

Bài toán về trò chơi tung đồng xu nằm trong đề thi học sinh giỏi lớp 10 của Mỹ. Hãy đưa ra đáp án trong thời gian ngắn nhất.

Có 8 người ngồi quanh một chiếc bàn tròn và mỗi người có một đồng xu. Họ chơi một trò chơi. Theo đó, cả 8 người tung đồng xu của mình lên trong cùng một lượt. Ai có đồng xu hiện mặt ngửa sẽ phải đứng lên và ai có đồng xu hiện mặt sấp vẫn được ngồi.

Hỏi xác suất để không có hai người cạnh nhau cùng đứng lên là bao nhiêu?

Toán lớp 1

Bài toán Tìm số – Bồi dưỡng HSG lớp 1

1855

Dạng tìm một số

Bài 1 :

a) Tìm một số biết rắng số đó cộng với 7 thì cũng bằng 7 trừ đi số đó.————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————

b) Tìm một số, biết lấy 5 chục trừ đi số đó cộng với 20 cộng với 30 thì được kết quả là 90…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Bài 2

a, Tìm một số, biết số liền trước của số đó là 49-Số đó là…………

b) Tìm một số biết số liền sau của số đó là 98-Số đó là…………….

c) Để số A trừ đi 34 bằng số 32 cộng với 23 thì số A phải là số nào?…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

*Dạng tìm 2 số

Bài 1:

a) Tìm 2 số sao cho cộng 2 số đó lại ta được kết quả là 5 và lấy số lớn trừ đi số bé được kết quả là 1.……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

b) Tìm hai số sao cho cộng 2 số đó được kết quả là số lớn nhất có 1 chữ số, và số thứ nhất liền trước số thứ hai……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Bài 2: Cho các số 0, 1, 2, 3, 4, 5

a) Tìm các cặp số cộng lại có kết quả bé hơn 4-Các cặp số đó là: ……………………………………………………………….…………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………

Toán lớp 1

Bài toán Lập số – Bồi dưỡng HSG lớp 1

1733

Bài toán lập số:

a) Cho các chữ số 0, 4, 9 . Hãy lập tất cả các số có hai chữ số, rồi viết theo thứ tự từ bé đến lớn
……………………………………………………………………………………
b) Cho các chữ số 8, 5, 1, 4 . Hãy lập tất cả các số có hai chữ số khác nhau, rồi viết theo thứ tự từ lớn đến bé:
……………………………………………………………………………………
c) Cho các chữ số 2, 7, 8, 0. Nếu viết thêm chữ số 5 vào bên phải các chữ số đó ta được các số nào. Viết các số vừa lập được theo thứ tự tăng dần
……………………………………………………………………………………
– Kết quả phép trừ của số lớn nhất với số bé nhất là: …………………………..

Toán lớp 1

Bài toán Viết số – Bồi dưỡng HSG lớp 1

1476

Dưới đây là 2 bài toán viết số dành cho những học sinh lớp 1 bồi dưỡng HSG.

Bài 1:

a,Viết các số có hai chữ số mà chữ số chục là số liền sau số đơn vị

Các số đó là: …………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………..
b)Viết các số có hai chữ số có số chục trừ số đơn vị bằng 2

– Các số đó là……………………………………………………………………….

Bài 2: Viết số gồm

25 đơn vị: ……. 10 đơn vị và 3 chục: ………………

4 chục và 17 đơn vị: …… 9 chục : ……………….

Toán lớp 1

4 bài toán điền vào chỗ trống lớp 1

2026

4 bài toán điền vào chỗ trống mà Baitoan.com đưa ra dưới đây dành cho học sinh lớp 1. Đây là các bài toán cơ bản nhất dành cho các em.

Bài 1: Số?

……+ 26 = 46                        98 – ….. = 38                       6 + …. = 17

78 – …. = 70                           …. – 71 = 12                       …..+ 37 = 67

90 – …. = 70                          76 – … = 0                            54 – …. = 54

Bài 2: Tính

86 – 36 = ….

86 – 56 = ….

50 + 34 = ….

97 – 47 =…..

97 – 50 = ….

50 + 47 = …….

68 – 38 = …..

34 + 30 = ….

60 – 40 = …..

60 + 40 = ….

100 – 40 = ….

100 – 60 = ….

Bài 3: Tính

40 + 30 + 8 = …..

50 + 40 + 7 = ….

70 – 30 + 2 = ….

90 – 50 + 4 = …

97 – 7 – 40 = …

97 – 40 – 7 = …

Bài 4: <   >   =

40 + 5 …… 49 – 7

………………………………………………

79 – 28 …… 65 – 14

……………………………………………..

34 + 25 ….. 43 + 15

………………………………………………..

79 – 24 ….. 97 – 42

Mầm non

Dạy bé đếm 10 quả dâu tây

Bố mẹ có thể dạy cho các con đếm từ 1-10 bằng việc đếm 10 quả dâu tây trong hình ảnh dưới đây.

1881

Dạy bé đếm 10 quả dâu tây

Tiểu học

Bài toán đếm số hình tam giác

1605

Các em thử đếm xem trong hình dưới đây có bao nhiêu hình tam giác. Đếm cho đủ đấy không lại thiếu nhé.

Nhìn có vẻ đơn giản nhưng nhiều người lớn cũng không đếm đủ được đâu.

Bài toán đếm số hình tam giác

Ngoài lề

Bài toán nói dối – nói thật: Knights và Knaves

1463

Các bạn thử xem mình có giải được bài toán này không nhé. Nội dung bài toán như sau: James và Jonathan đều nói dối vào những ngày nhất định.

James nói dối vào thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ Nhật, nhưng nói thật vào tất cả những ngày còn lại.

Jonathan nói dối vào thứ Ba, thứ Tư và thứ Năm, nhưng nói thật vào tất cả những ngày còn lại.

Vào ngày nào trong tuần cả hai đều nói “Ngày mai, tôi sẽ nói dối?”Vào ngày nào trong tuần cả hai đều nói “Ngày mai, tôi sẽ nói dối?”
A. Chủ Nhật
B. Thứ Sáu
C. Thứ Năm
D. Thứ Hai
Các bạn có thể đưa đáp án ở phần bình luận phía dưới.

Tiểu học

Thêm một đường thẳng duy nhất để trở thành phép tính đúng

1639

Đề bài đưa ra là các em làm thế nào mà chỉ thêm một đường thẳng duy nhất mà phép tính dưới đây trở thành phép tính đúng.

Thêm một đường thẳng duy nhất để trở thành phép tính đúng

Ngoài lề

Bài toán IQ với các chữ cái

1828

Dưới đây là 4 bài toán với các chữ cái. Nội dung của các bài toán là điền chữ cái vào dấu hỏi chấm sao cho phù hợp với quy luật.

Bài toán 1:

Bài toán IQ với các chữ cái

Bài toán 2:

Bài toán IQ với các chữ cái-1

Bài toán 3:

Bài toán IQ với các chữ cái-2

Bài toán 4:

Bài toán IQ với các chữ cái-3

Trung học cơ sở

Bài toán tìm đồng xu giả trong đề thi học sinh giỏi ở Nga

1563

Bài toán dưới đây nằm trong đề thi học sinh giỏi của Nga. Hãy suy luận và đưa ra cách giải quyết trong thời gian nhanh nhất có thể.

Cho 6 đồng xu trong đó có một đồng giả. Đồng xu giả có trọng lượng khác 5 đồng thật và 5 đồng thật có trọng lượng bằng nhau.

Anna được dùng một chiếc cân (không phải cân thăng bằng) để xác định đồng xu giả. Hỏi Anna phải cân như thế nào để tìm ra đồng giả sau ba lần cân?

Toán lớp 7

Bài toán bảng số thách thức suy luận

1756

Bài toán bảng số thách thức suy luận này dành cho học sinh lớp 7. Không biết có bao nhiêu người giải được bài toán này đây nhỉ?

Đề bài:

Cho các số nguyên dương được sắp xếp thành một bảng như hình sau:

Bài toán bảng số thách thức suy luận

Hỏi số 2002 nằm ở cột và hàng thứ bao nhiêu trong bảng trên?

Trung học cơ sở

Một bài toán về tam giác vuông khó

1767

Cho tam giác vuông có ba cạnh a, b, c là số nguyên.

Một bài toán về tam giác vuông khó

Tìm tất cả trường hợp của tam giác vuông này thỏa mãn điều kiện diện tích bằng hai lần chu vi tam giác?

Vì bài này khó quá nên Baitoan.com sẽ đưa ra lời giải ngay dưới đây:

Đáp án:

Đặt a, b là hai cạnh góc vuông và c là cạnh huyền của tam giác đã cho. Vì diện tích tam giác bằng hai lần chu vi, ta có:

ab/2 = 2(a + b + c)

ab/4 = a + b + c

 (ab/4 – a – b)2 = c2

Theo Pytago ta có a2 + b2 = c2.

Suy ra (ab/4 – a – b)= a2 + b2

 a2b2/16 + a+ b2 + 2ab – a2b/2 – ab2/2 = a2 + b2

a2b2/16 – a2b/2 – ab2/2 + 2ab = 0

ab(ab/16 – a/2 – b/2 + 2) = 0

Vì ab ≠ 0 nên ta có ab – 8a – 8b + 32 = 0.

Hay ab – 8a – 8b + 64 – 32 = 0

a (b – 8) – 8(b – 8) = 32

(a – 8)(b – 8) = 32 = 1 x 32 = 8 x 4 = 2 x 16.

Các cặp (a – 8; b – 8) tương ứng là (1; 32), (8; 4), (2; 16).

Suy ra các cặp (a; b) tương ứng là (9; 40), (16; 12) và (10; 24). Từ đó suy ra c tương ứng trong các trường hợp lần lượt là 41; 20 và 26.

Vậy, các trường hợp của tam giác vuông có cạnh (a; b; c) thỏa mãn đề bài là
(9; 40; 41); (16; 12; 20) và (10; 24; 26).

Khó quá phải không nào các bạn :))

Ngoài lề

Bài toán đàn bò ăn cỏ

1844

Cỏ trên đồng mọc với tốc độ đều đặn mỗi ngày. Có rất nhiều bò ăn cỏ, số bò càng ít thì cỏ càng lâu hết. 200 con bò ăn hết đồng cỏ trong 100 ngày. 150 con bò ăn hết đồng cỏ trong 150 ngày. Hỏi 100 con bò ăn hết đồng cỏ trong bao nhiêu ngày?

Bài toán đàn bò ăn cỏ

Ngoài lề

Hỏi số dầu ở thùng X ban đầu là bao nhiêu?

1899

Hai thùng X và Y chứa lượng dầu khác nhau. Lần thứ nhất, người ta đổ một ít dầu ở thùng X sang thùng Y để số dầu trong Y gấp đôi ban đầu. Lần thứ hai, người ta đổ lại dầu từ thùng Y sang thùng X để số dầu trong X được gấp đôi. Sau hai lần đổ, số dầu trong hai thùng bằng nhau và bằng 18 lít.

Hỏi số dầu ở thùng X ban đầu là bao nhiêu?

Toán lớp 9

Một số bài tập Toán nâng cao lớp 9 có lời giải

Baitoan.com gửi tới các bạn Một số bài tập Toán nâng cao lớp 9 có lời giải nội dung ôn tập chuẩn bị thi vào lớp 10.

2692

Toán lớp 8

Bài tập nhân đa thức – Toán lớp 8

1786

1. Tính giá trị:

B = x15 – 8x14 + 8x13 – 8x12 + … – 8x2 + 8x – 5 với x = 7

2. Cho ba số tự nhiên liên tiếp. Tích của hai số đầu nhỏ hơn tích của hai số sau là 50. Hỏi đã cho ba số nào?

3. Chứng minh rằng nếu: $ \displaystyle \frac{x}{a}=\frac{y}{b}=\frac{z}{c}$ thì

(x2 + y2 + z2) (a2 + b2 + c2) = (ax + by + cz)2

Tiểu học

Bài toán điền số của học sinh lớp 3

1740

Các bạn hãy điền số từ 1 đến 9 vào ô trống để được kết quả đã cho.

Bài toán điền số của học sinh lớp 3

Ngoài lề

Bài toán tìm sinh nhật của Cheryl

1910

Albert và Bernard vừa kết bạn với Cheryl. Họ muốn biết ngày sinh nhật của Cheryl. Sau đó, Cheryl đưa ra 10 đáp án: Ngày 15/5, ngày 16/5, ngày 19/5, ngày 17/6, ngày 18/6, ngày 14/7, ngày 16/7, ngày 14/8, ngày 15/8 và ngày17/8.

Cheryl sau đó đã tiết lộ riêng với Albert và Bernard về tháng và ngày sinh của mình.

Albert: “Tớ không biết ngày sinh của Cheryl, nhưng tớ biết Bernard cũng không biết”.

Bernard: “Trước tớ không biết ngày bạn ấy sinh nhưng giờ tớ biết rồi”.

Albert: “Vậy tớ đã biết ngày sinh nhật của Cheryl”.

Theo các bạn, Cheryl sinh ngày nào?

Ngoài lề

Bài toán tìm số áo của Mỹ

1456

Ba thành viên trong đội bóng nữ trường trung học Euclid nói chuyện với nhau.

Ashley: Tớ vừa nhận ra số áo của bọn mình đều là những số nguyên tố có hai chữ số.

Bethany: Tổng hai số áo của các bạn là ngày sinh của tớ vừa diễn ra trong tháng này.

Caitlin: Ừ, vui thật, tổng hai số áo của các cậu lại là ngày sinh của tớ vào cuối tháng này.

Ashley: Và tổng số áo của các cậu lại đúng bằng ngày hôm nay.

Vậy Caitlin mặc áo số mấy?

(A) 11 (B) 13 (C) 17 (D) 19 (E) 23

Ngoài lề

Bài toán về hiệp sĩ và kẻ nói dối

1476

30 người ngồi quanh một bàn tròn 30 chiếc ghế đánh số theo thứ tự từ 1 đến 10. Một số trong họ là hiệp sĩ, một số là kẻ lừa dối. Hiệp sĩ luôn nói thật còn kẻ lừa dối nói dối. Mỗi người có đúng một người bạn trong số những người khác. Hơn nữa, bạn của hiệp sĩ là kẻ lừa dối và bạn của kẻ lừa dối là hiệp sĩ. Mỗi người đều được hỏi: “Có phải bạn của anh đang ngồi cạnh anh không?”. 15 người ngồi ở vị trí lẻ trả lời: “Đúng”.

Tìm số người ngồi ở vị trí chẵn cũng trả lời: “Đúng”

Toán lớp 12Trung học phổ thông

Bài toán tìm cực trị của hàm số

1990

Để giải quyết được các bài toán về tìm cực trị của hàm số thì các bạn cần phải nắm vững được các quy tắc dưới đây.

1. Quy tắc 1: 

Bài toán tìm cực trị của hàm số

2. Quy tắc 2: Áp dụng cho hàm số bậc cao, hàm lượng giác

Bài toán tìm cực trị của hàm số-1

3. Một số dạng bài toán thường gặp

– Dạng 1: Biện luận số cực trị

Bài toán tìm cực trị của hàm số-2

– Dạng 2: Tìm điều kiện để hàm số có CĐ, CT sao cho hoành độ thỏa mãn tính chất cho trước

Bài toán tìm cực trị của hàm số-3

Bài toán tìm cực trị của hàm số-4

– Dạng 3: Tìm điều kiện hàm số có CĐ, CT sao cho đường thẳng qua CĐ, CT thỏa mãn điều kiện cho trước

Bài toán tìm cực trị của hàm số-5

*Phương pháp chung:

Bài toán tìm cực trị của hàm số-6

– Dạng 4: Bài toán liên quan đến vị trí của CĐ, CT

Bài toán tìm cực trị của hàm số-7

*Phương pháp chung:

Bài toán tìm cực trị của hàm số-8

– Dạng 5: Bài toán liên quan đến tọa độ CĐ, CT

Bài toán tìm cực trị của hàm số-9

Toán lớp 12Trung học phổ thông

Bài toán về tính đơn điệu của hàm số

1665

Với các bài toán về tính đơn điệu của hàm số các bạn cần phải nắm được lý thuyết bao gồm các định nghĩa, định lý về hàm số đồng biến, nghịch biến.

Ngoài ra, việc giải các bài tập về tính đơn điệu cũng là cần thiết.

1. Kiến thức cần ghi nhớ:

Bài toán về tính đơn điệu của hàm số

Bài toán về tính đơn điệu của hàm số-1

Bài toán về tính đơn điệu của hàm số-2

Bài toán về tính đơn điệu của hàm số-3
Bài toán về tính đơn điệu của hàm số-4

2. Ví dụ về xét sự biến thiên của hàm số: y = x4 – 2x2 + 3

Lời giải:

Bài toán về tính đơn điệu của hàm số-5

Kết luận:

Hàm số đồng biến trên các khoảng (-1;0) và (1;+∞)

Hàm số nghịch biến trên các khoảng (-∞;-1) và (0;1)

Ngoài lề

Các bạn, các bạn sẽ cắt, ghép thế nào?

1582

Sun đố Bống cắt tấm bìa hình A (gồm ba ô vuông) thành 2 phần rồi ghép lại thành hình B. Bống loay hoay mãi mà chưa làm được. Còn các bạn, các bạn sẽ cắt, ghép thế nào?

Các bạn, các bạn sẽ cắt, ghép thế nào?

Tiểu học

Quả bóng có giá tiền bao nhiêu?

1947

Có bốn bạn A, B, C, D góp tiền đi mua quả bóng đá

Bạn A bỏ 1/3 số tiền quả bóng

Bạn B bỏ bằng 1/3 số tiền của 3 bạn A, C, D Bạn C bỏ bằng 1/5 số tiền của 3 bạn A, B, D Bạn D bỏ 15000 ngàn đồng số tiền quả bóng.

Đố các bạn biết với dữ kiện như trên thì quả bóng có giá tiền bao nhiêu?

Tiểu học

Đố các bạn biết có bao nhiêu con cá chưa cắt đầu và đuôi?

1797

Ngày chủ nhật, hai bạn Tí và Tèo rủ nhau đi câu cá. Hai bạn mang về 24 con cá. Tí thì muốn cắt lìa đầu cá còn Tèo thì muốn cắt lìa đuôi cá. Hai bạn cùng ngồi cắt… Quá mệt hai bạn cùng ngồi nghỉ và nhận ra rằng 3/8 số cá đã cắt đuôi và 5 con cá đã cắt đầu và đuôi.

Đố các bạn biết có bao nhiêu con cá chưa cắt đầu và đuôi?

Ngoài lề

Chọn hình khác nhất trong các hình A, B, C, D, E

1552

Trong các hình cho dưới đây A, B, C, D, E các bạn hãy chọn ra hình khác nhất trong số đó. Trả lời bằng cách comment bên dưới nhé.

Chọn hình khác nhất trong các hình A, B, C, D, E

Ngoài lề

Bạn hãy điền hình vẽ thích hợp vào dấu ?

1891

Các bạn có thấy những hình vẽ dưới đây không?, hãy tìm hình vẽ thích hợp rồi điền vào dấu ? nhé.

Bạn hãy điền hình vẽ thích hợp vào dấu ?

Toán lớp 1

Toán lớp 1: hình vẽ có bao nhiêu đoạn thẳng?

2019

Cho hình vẽ dưới đây, các bạn thử đếm xem ở trong đó có bao nhiêu đoạn thẳng và tổng độ dài của tất cả các đoạn thẳng bằng bao nhiêu?

Hình vẽ đó đây:

Toán lớp 1: hình vẽ có bao nhiêu đoạn thẳng?

Ngoài lề

Bài toán: Hũ nào có vàng?

1684

Có 1 cái thùng, bên trong có 3 hũ dùng đựng vàng và 1 tờ giấy có nội dung như sau: “Trong 3 hũ này chỉ có 1 hũ có vàng còn hai hũ kia không có. Ba dòng chữ trên 3 hũ chỉ có 1 câu là đúng”.

Trên các hũ có ghi như sau:

Hũ vàng thứ 1 có đề chữ bên ngoài là: hũ thứ 2 có vàng.

Hũ vàng thứ 2 có đề chữ bên ngoài là: hũ thứ 1 có vàng, hũ thứ 3 không có vàng.

Hũ vàng thứ 3 có đề chữ bên ngoài là: vàng không có trong hũ thứ 1 và thứ 2. Vậy hũ nào có vàng?.

Mầm non

Tại sao bò mẹ lại kêu là 9 mà khi đó chỉ có 8 con bò?

Vào mùa xuân hoa cỏ mọc tươi tốt, 1 con bò mẹ và 7 con bò con đi ăn cỏ. Chúng ăn no nê xong, bò mẹ bảo: “9 mẹ con mình về thôi đừng ăn nữa kẻo muộn”.

1954

Tại sao bò mẹ lại kêu là 9 mà khi đó chỉ có 8 con bò?

Tại sao bò mẹ lại kêu là 9 mà khi đó chỉ có 8 con bò?
Con bò
Ngoài lề

Đi con mã sao cho hết lượt các ô vuông

1796

Đố các bạn đi con mã sao cho sao cho hết lượt các ô vuông nhỏ trong hình vuông, mỗi ô chỉ đi một lượt.

Đề bài:

Cho hình vuông 5 x 5 và con mã đặt ở góc như hình vẽ.

Đi con mã sao cho hết lượt các ô vuông

Bạn hãy đi con mã (như nước đi của con mã trong cờ vua) sao cho hết lượt các ô vuông nhỏ trong hình vuông, mỗi ô chỉ đi một lượt.

Tiểu học

Bài toán tìm số có 4 chữ số

1730

Các bạn thử giải bài này xem nhé. Tuy là bài toán tiểu học thôi nhưng không dễ chút nào đâu. Bài toán yêu cầu tìm số có 4 chữ số đấy.

Tìm 1 số có 4 chữ số, biết rằng lấy số đó nhân với 2 rồi trừ đi 1004 thì kết quả nhận được là số có 4 chữ số viết bởi các chữ số như chữ số ban đầu nhưng theo thứ tự ngược lại?.

Toán lớp 7

Một số bài toán lớp 7 hay

1836

Baitoan.com gửi tới các em học sinh lớp 7 một số bài toán hay giúp các em rèn luyện kỹ năng môn Toán được tốt.

Bài 1. Thu gọn các đa thức sau rồi tìm bậc  của đa thức.

a. 3y(x2– xy) – 7x2(y + xy)

b. 4x3yz – 4xy2z2 – (xyz +x2y2z2) ( a+1), với a là hằng số.

Bài 2. Cho các đa thức :

A = 4x2 – 5xy + 3y2;

B = 3x2 +2xy + y2;

C = – x2 + 3xy + 2y2

Tính: A + B + C;                     B – C – A;                     C- A – B.

Bài 3: Tìm đa tức M, biết:

a. M + ( 5x2 – 2xy ) = 6x2+ 9xy – y2

b. M – (3xy – 4y2) = x2 -7xy + 8y2

c. (25x2y – 13 xy2 + y3) – M = 11x2y – 2y2;

d. M + ( 12x4 – 15x2y + 2xy2 +7 ) = 0

Bài 4: Cho các đa thức :

A(x) = 3x6 – 5x4 +2x2– 7

B(x) = 8x6 + 7x4 – x2 + 11

C(x) = x6 + x4 – 8x2 + 6

Tính: A(x) + B(x);                   B(x) + C(x);                   A(x) + C(x)

A(x) + B(x)- C(x);                   B(x) + C(x) – A(x);

C(x) + A(x)  – B(x);                 A(x) + B(x) + C(x)

Bài 5. Tìm một nghiệm của mỗi đa thức sau:

a. f(x) = x3 – x2 +x -1

b. g(x) = 11x3 + 5x2 + 4x + 10

c. h(x) = -17x3 + 8x2 – 3x + 12.

Bài 6. Tìm nghiệm của đa thức sau:

a. x2 + 5x

b. 3x2 – 4x

c. 5x5 + 10x

d. x3 + 27

Bài 7. Cho đa thức: f(x) = x4 + 2x3 – 2x2 – 6x – 5

Trong các số sau: 1, -1, 5, -5 số nào là nghiệm của đa thức f(x)

Bài 8. Cho hai đa thức: P(x) = x2 + 2mx + m2

Q(x) = x2 + (2m + 1)x + m2

Tìm m, biết P(1) = Q(-1)

Bài 9. Cho đa thức: Q(x) = ax2  + bx + c

a. Biết 5a + b + 2c = 0. Chứng tỏ rằng Q(2).Q(-1) 0

b. Biết Q(x) = 0 với mọi x. Chứng tỏ rằng a = b = c = 0.

Bài 10. Cho tam giác ABC vuông ở A, có AB = 5cm, BC = 13. Ba đường trung tuyến AM, BN, CE cắt nhau tại O.

a. Tính AM, BN, CE.

b. Tính diện tích tam giác BOC.