Toán lớp 5

Bài toán hai tỉ số, hiệu không đổi – Toán nâng cao lớp 5

2018

Bài toán: 10 năm trước đây tuổi mẹ gấp 10 lần tuổi con, sau 22 năm nữa tuổi con bằng nửa tuổi mẹ . Tính tuổi mỗi người hiện nay ?

Bài giải:

Ta có sơ đồ:

Tuổi con 10 năm trước: |—|

Tuổi mẹ 10 năm trước:  |—|—|—|—|—|—|—|—|—|—|

Tuổi con 10 năm trước ứng với: $ \displaystyle \frac{1}{{10-1}}=\frac{1}{9}$ (hiệu số tuổi 2 người)

Tuổi con 22 năm sau: |—|

Tuổi mẹ 22 năm sau:  |—|—|

Tuổi con 22 năm sau ứng với: $ \displaystyle \frac{1}{{2-1}}=1$ (hiệu số tuổi 2 người)

Hiệu số tuổi của con 22 năm sau so với tuổi của con 10 năm trước là: 22 + 10 = 32 (tuổi)

=> 32 tuổi ứng với: $ \displaystyle 1-\frac{1}{9}=\frac{8}{9}$ (hiệu số tuổi 2 người)

=> Hiệu số tuổi của mẹ và con là: $ \displaystyle 32:\frac{8}{9}=36$ (tuổi)

Tuổi con 10 năm trước là: $ \displaystyle \frac{1}{9}\times 36=4$ (tuổi)

Tuổi con hiện nay là: 4 + 10 = 14 (tuổi)

Tuổi mẹ 10 năm trước là: 4 x 10 = 40 (tuổi)

Tuổi mẹ hiện nay là: 40 + 10 = 50 (tuổi)

Ngoài lề

Bài toán tăng năng suất lao động giảm thời gian hoàn thành công việc

2012

Nội dung bài toán như sau: Năng suất lao động tăng 60% thì thời gian hoàn thành giảm bao nhiêu %?

Lời giải:

Cùng công việc nên năng suất tỉ lệ nghịch với thời gian.
Năng suất sau khi tăng là

100% + 60% = 160%

Thời gian cần hoàn thành công việc với 160% năng suất là

100/160 = 5/8= 62,5%

Vậy Năng suất tăng 60% thì Thời gian phải giảm đi

100%-62,5%= 37,5%

Đáp số: 37,5%

Toán lớp 5

Bài toán cấu tạo số nâng cao hay dành cho học sinh lớp 5

1923

Bài toán cấu tạo số nâng cao hay dành cho học sinh lớp 5 ôn thi vào lớp 6 các trường chuyên như Amsterdam, Chu Văn An, Lương Thế Vinh, Đoàn Thị Điểm…

Bài toán: Năm 1996, tuổi của anh Phong bằng tổng các chữ số năm sinh của em Vân , còn tuổi của em Vân bằng tổng các chữ số năm sinh của anh Phong . Hỏi anh Phong và em Vân sinh năm nào? Biết anh Phong hơn em Vân 7 tuổi !

Gửi tặng các con lớp 5 đang ôn thi vào các trường chất lượng cao tham khảo lời giải của thầy Hiền bài này để các con học cách giải một bài toán cấu tạo số – Dạng toán các con thường rất sợ.

Bài toán cấu tạo số nâng cao hay dành cho học sinh lớp 5

Toán lớp 3

Giải bài toán rút về đơn vị lớp 3

1962

Tìm hiểu về dạng toán rút về đơn vị lớp 3 với bài toán dưới đây.

Bài toán: Một người đi xe đạp trong 15 phút đi được 3km. Nếu đi xe đạp đi đều như vậy trong 25 phút thì đi được bao nhiêu ki-lô-mét?

Giải:

Đi mỗi ki-lô-mét hết số phút là:

15 : 3 = 5 ( phút)

Trong 25 phút người đó đi được số ki-lô-mét là:

25 : 5 = 5 (km)

Đáp số: 5 km

Giải bài toán trên bằng cách lớp 4, lớp 5.

1 phút đi được số ki-lô-mét là:

3 : 15 = $ \displaystyle \frac{3}{{15}}$ = $ \displaystyle \frac{1}{{5}}$ (km)

Trong 25 phút người đó đi được số ki-lô-mét là:

$ \displaystyle \frac{1}{5}\times 25=5$ (km)

Đáp số: 5 km

Toán lớp 4

Giải bài toán tìm tuổi lớp 4 bằng sơ đồ đoạn thẳng

1681

Bài toán: Hiện nay tuổi của chủ Thái và cô Thảo cộng lại bằng tuổi của bà nội. Chú Thái hơn cô Thảo 5 tuổi, cô Thảo kém bà nội 33 tuổi. Hỏi tuồi của cô Thảo bằng $ \frac{4}{5}$ tuổi chú Thái cách đây bao nhiêu năm?

Hướng dẫn giải:

Vẽ sơ đồ
Tuổi cô Thảo: |—|
Tuổi chú Thái: |—|+5
Tuổi bà: |—|—|+5
Tuổi bà hơn tuổi cô Thảo là:
|—|+5 = 33
-> Tuổi cô Thảo hiện nay là: 33-5=28 (tuổi)

Khi cô thảo bằng 4/5 tuổi chú Thái thì tuổi của cô Thảo là:

5:(5-4) x 4= 20( tuổi)

Cách đây số năm là:

28-20= 8( năm)

Toán lớp 5

Bài toán tìm thời gian 2 con kiến gặp nhau – Toán lớp 5

1517

Bài toán: Hai con kiến ở 2 đầu 1 sợi dây dài 18m, cùng một lúc bò ngược chiều nhau, con kiến thứ nhất bò được 6m trong 1 phút, con kiến thứ hai bò được 3m trong 1 phút. Hỏi sau bao lâu hai con kiến gặp nhau?

Giải:

Tổng vận tốc của 2 con kiến là: (6:1) + ( 3:1) = 9 (m/phút)
Hai con kiến gặp nhau sau: 18 : 9 = 2 (phút)
Đ/S: 2 phút

Toán lớp 3

Bài toán tìm 2 số khi biết thương của 2 số là 5 dư 4

1881

Bài toán lớp 3: Tổng hai số là 64. Nếu lấy số lớn chia cho số bé thì được thương là 5 dư 4. Tìm hai số đó.

Hướng dẫn giải:

Khi lấy số lớn chia số bé được thương là 5 dư 4 => Số lớn gấp số bé 5 lần và 4 đơn vị
Ta có sơ đồ:
SB: /——/
SL: /——/——/——/——/——/-4-/ }64
6 lần số bé ứng với:
64 – 4 = 60
Số bé là:
60 : 6 = 10
Số lớn là:
10 x 5 + 4 = 54

Toán lớp 5

Giải bài toán tìm vận tốc của học sinh lớp 5

1665

Bài toán: Hai người đi xe đạp từ hai địa điểm cách nhau 12 km và đi cùng chiều. Nếu họ khởi hành cùng một lúc thì sau 3 giờ, người đi nhanh đuổi kịp người đi chậm. Nếu người đi nhanh đi sau người đi chậm là 1 giờ thì sau 5 giờ 30, người đi nhanh mới đuổi kịp người đi chậm. Tính vận tốc của mỗi người.

Lời giải:

Vận tốc người đi nhanh hơn vận tốc người đi chậm là
12 :3=4km/h
Thời gian người đi nhanh phải đi thêm để đuổi kịp người đi chậm khi đi trước 1h
(5h30 p – 3h) =2h30p=2,5h
Vận tốc người đi chậm
4x 2,5 =10 km/h
Vận tốc người đi nhanh
10 +4=14 km/h