Bài toán: Bây giờ là 1 giờ. Hỏi sau ít nhất bao lâu nữa thì kim phút và kim giờ thẳng hàng với nhau.

Đây là bài toán nâng cao thuộc dạng toán chuyển động cùng chiều.

Học sinh tự giải sau đó đối chiếu đáp án dưới đây.

Giải:

Lúc 1 giờ đúng  khoảng cách giữa hai kim là  1/12 vòng

  Khi hai kim thẳng hàng với nhau khoảng cách giữa hai kim là 1/2 vòng:

Kim phút chạy nhanh hơn kim giờ là: 1/12 + 1/2 = 7/12 vòng

Hiệu vận tốc giữa hai kim luôn luôn không đổi và bằng 1- 1/12 = 11/12 vòng

Thời gian ít nhất để hai kim thẳng hàng với nhau là:

7/12 : 11/12 =7/11 (giờ)

  Đáp số: 7/11 giờ

Bài toán: Bây giờ là 6 giờ. Hỏi ít nhất bao lâu thì kim giờ và kim phút vuông góc với nhau.

Đây là bài toán nâng cao thuộc dạng toán chuyển động cùng chiều.

Học sinh tự giải sau đó đối chiếu đáp án dưới đây.

Giải:

Lúc 6 giờ đúng hai kim cách nhau một khoảng 1/2 

Khi hai kim vuông góc với nhau thì cách nhau một khoảng 1/4

Kim phút chạy nhanh hơn kim giờ là:

1) 1/2 – 1/4 = 1/4 vòng

Hiệu vận tốc giữa hai kim luôn luôn không đổi và bằng 1- 1/12 = 11/12 vòng

Thời gian ít nhất để hai kim vuông góc với nhau là:

1/4 : 11/12 = 3/11 (giờ)

Đáp số: 3/11 giờ

Bài toán: Hai con kiến ở 2 đầu 1 sợi dây dài 18m, cùng một lúc bò ngược chiều nhau, con kiến thứ nhất bò được 6m trong 1 phút, con kiến thứ hai bò được 3m trong 1 phút. Hỏi sau bao lâu hai con kiến gặp nhau?

Giải:

Tổng vận tốc của 2 con kiến là: (6:1) + ( 3:1) = 9 (m/phút)
Hai con kiến gặp nhau sau: 18 : 9 = 2 (phút)
Đ/S: 2 phút