Bài toán: Kho 1 có 250 tạ thóc. Kho 2 có nhiều hơn kho 1 là 35 tạ thóc. Kho 3 có ít hơn trung bình cộng của 2 kho là 5 tạ thóc. Hỏi kho 3 có bao nhiêu tạ thóc?

Giải:

Giải dạng toán ít hơn trung bình cộng

Bài toán: Một số vừa chia hết cho 6 vừa chia hết cho 8. Thương số đó chia cho 6 lớn hơn thương số đó cho 8 là 4 đơn vị. Tìm số đó ?

Giải:

Tỉ số thương hai phép chia là:

6:8=3/4

Thương chia 6 là:

4 : (4 – 3) x 4 = 16

Số đó là:

6 x 16 = 96

Bài toán: Một bạn nhân một số với 12, nhưng do đặt tính hai tích riêng thẳng cột với nhau nên kết quả giảm đi 13005 đơn vị. hỏi bạn đã nhân số nào với 12?

Giải:

Khi đặt tích riêng thẳng cột là đã nhân số đó lần lượt với 2 và 1 rồi công kết quả lại với nhau.

Thừa số thứ hai bị giảm đi là:

12 – (2 + 1) = 9 đơn vị

Số đó là:

13005 : 9 = 1445

Bài toán: Tính bằng cách thuận tiện nhất

$ \displaystyle A=1+2-3-4+5+6-7-8+…+21+22$

Giải:

$ \displaystyle A=1+2-3-4+5+6-7-8+…+21+22$ (có tất cả 22 số)

$ \displaystyle A=1+2+(5-3)+(6-4)+(9-7)+(10-8)+…+(22-20)$ (có tất cả 10 cặp có dấu ngoặc đơn)

$ \displaystyle A=3+2+2+2+2+…+2$ (có tất cả 10 số 2)

$ \displaystyle A=3+2\times 10$

$ \displaystyle A=3+20=23$

Bài toán 1: Tìm $x$ biết $ \displaystyle 50-x+40=30$

Giải:

$ \displaystyle 50-x+40=30$

$ \displaystyle 50+40-x=30$

$ \displaystyle 90-x=30$

$ \displaystyle x=90-30$

$ \displaystyle x=60$

Bài toán 2: Tìm $x$ biết $ \displaystyle 12-34+x=56$

Giải:

$ \displaystyle 12-34+x=56$

$ \displaystyle 12+x-34=56$

$ \displaystyle 12+x=56+34$

$ \displaystyle 12+x=90$

$ \displaystyle x=90-12$

$ \displaystyle x=78$

Bài toán: Bây giờ là 6 giờ sáng. Hỏi đến 6 giờ tối cùng ngày kim giờ và kim phút gặp nhau mấy lần?

Lời giải:

Ta thấy:

Trong 1 giờ kim phút quay được 1 vòng đồng hồ thì kim giờ quay được 1/12 vòng đồng hồ. Như vậy trong 1 giờ kim phút quay nhanh hơn kim giờ là:

1 – 1/12 = 11/12 (vòng đồng hồ)

Mặt khác bây giờ là 6 giờ sáng nên hai kim đang thẳng hàng với nhau. Đến lượt 2 kim thẳng hàng với nhau lượt kế tiếp thì kim phút đã quay hơn kim giờ đúng 1 vòng đồng hồ và trong khoảng thời gian này hai kim đã gặp nhau được một lần.

Vậy thời gian để 2 kim đi rồi thẳng hàng với nhau lần kế tiếp là:

1 : 11/12 = 12/11 (giờ)

Từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối có 12 giờ. Vậy từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối số lượt để 2 kim thẳng hàng với nhau (hay số lượt 2 kim gặp nhau) là:

12 : 12/11 = 11 (lượt)

Đáp số: 11 lượt.

Bài toán: Số trung bình cộng của 5 số là 60. Số thứ năm gấp đôi số thứ tư, số thứ tư bằng trung bình cộng của ba số đầu tiên. Tìm số thứ tư và số thứ năm.

Hướng dẫn giải:

Vẽ sơ đồ coi trung bình cộng của 3 số đầu là 1 đoạn thẳng thì số thứ tư cũng là 1 đoạn. Số thứ 5 là 2 đoạn thẳng.
Tổng 5 số là: 3 + 1 + 2 = 6 (đoạn thẳng)
Tổng 5 số là: 60 x 5 = 300
Số thứ tư là: 300 : 6 = 50
Số thứ năm là 100

Bài toán: Nếu chuyển các bao gạo loại 8kg sang các bao gạo loại 10kg thì số bao gạo loại 10kg ít hơn số bao gạo loại 8kg là 5 bao. Hỏi có tất cả bao nhiêu bao gạo?

Giải:

Nhận xét: Đây là bài toán nâng cao lớp 4, 5. Có thể giải theo 2 cách.

Cách 1: Giải theo cách lớp 4

Coi số bao gạo 8kg chia được là 5 phần thì số bao gạo 10kg chia được là 5 x 8 : 10 = 4 (phần).

Hiệu số phần là 1 (phần) ứng với 5 bao nên số gạo là 5 x 5 x 8 = 200 (kg).

Cách 2: Giải theo cách lớp 5. Dùng phương pháp giả thiết tạm.

Gia sử số bao loại 10kg bằng số bao loại 8kg thì tổng số gạo đủ chia cho loại 10kg hơn số tổng số gạo đủ chia cho loại 8kg 1 bao là
10 x 5= 50(kg)
1 bao loại 10kg hơn 1 bao loại 8kg số ki lô gam gạo là
10-8= 2( kg)
Số bao gạo loại 8kg là
50: 2= 25( bao)
Số kg gạo có là
25 x 8= 200(kg)

 

Bài toán: Nhờ các thầy cô giải giúp em bài toán lớp 4 sau: Bạn Nam cần phải đạt 100 điểm tuyệt đối ở bài kiểm tra tiếng Anh cuối cùng trong năm để điểm trung bình cộng từ 84 lên 86 điểm. Hỏi có bao nhiêu bài kiểm tra tiếng Anh trong năm?

Giải:

Số điểm bù ra của bài kiểm tra cuối cùng để được 86 điểm trung bình là: 100-86=14 điểm

86 điểm hơn 84 điểm là: 86-84= 2 điểm

Số bài kiểm tra đã làm là: 14 : 2=7 bài

Số bài kiểm tra trong năm là: 7+1=8 bài

Bài toán 1:
a, Một phép chia có số chia bằng 57, số dư bằng 24. Hỏi phải bớt đi ở số bị chia ít nhất bao nhiêu đơn vị để được phép chia hết. Khi đó thương thay đổi thế nào?
Giải:
Phép chia có số dư là 24 . Muốn phép chia trở thành phép chia hết thì số bị chia phải giảm đi 24 đơn vị và khi đó thương không thay đổi .
Bài toán 2:
b, Một phép chia có số chia bằng 7, số dư bằng 4. Hỏi phải thêm vào số bị chia ít nhất bao nhiêu đơn vị để được phép chia hết và có thương tăng thêm 3 đơn vị.
Giải:
Trong phép chia có số chia bằng 7. Nếu muốn thương tăng thêm 3 đơn vị thì số bị chia phải tăng thêm 3 lần số chia.
Mà phép chia có số dư là 4 vậy cần thêm vào số bị chia là:
7×3-4=17 đơn vị