Bài toán: Mẹ 36 tuổi, tuổi con bằng 1/6 tuổi mẹ. Hỏi bao nhiêu năm nữa tuổi con bằng 1/3 tuổi mẹ?

Giải:

Tuổi con là: 36×1/6=6 (tuổi)

Mẹ hơn con là: 36-6=30 (tuổi)

Tuổi mẹ sau khi gấp 3 lần tuổi con là: 30÷(3-1)×3=45 (tuổi)

Vậy sau 45-36=9 năm nữa thì tuổi mẹ gấp 3 lần tuổi con

Bài toán: Nhà bác Thuần có tất cả 10 con gồm bốn loại: gà, vịt, ngan, ngỗng. Số con gà nhiều nhất, số con vịt ít nhất và không có hai loại gia cầm nào có số con bằng nhau. Bác Thuần chỉ có hai chuồng nên đã nhốt chung gà và vịt vào một chuồng, nhốt chung ngan và ngỗng một chuồng. Đố bạn biết chuồng nào có nhiều gia cầm hơn ?

Giải:

10=1+2+3+4. Gà nhiều nhất nên có 4 con, vịt ít nhất nên có 1 con, vậy chuồng nhốt gà vịt có:

4 +1 = 5 con

Chuồng ngan ngỗng có:

2 +3 = 5 con

Vậy: 2 chuồng có số gia cầm bằng nhau!

Để giải được những bài toán này không khó, các em chỉ cần nắm được quy luật là được. Chúng ta đi làm các bài từ dễ tới khó theo mức độ nâng cao dần nhé.

Bài toán 1: Từ a đến b có bao nhiêu số?

+ Công thức tính là:

Số số hạng = (b – a) : khoảng cách + 1

Ví dụ 1: Từ 1 đến 100 có bao nhiêu số?

Hướng dẫn giải:

Ở đây a = 1, b =100, khoảng cách giữa các số = 1

Vậy có (100 – 1) : 1 + 1 = 100 số

Ví dụ 2: Dãy số 2, 3, 4, 5, 6, 7…, 56, 57 có bao nhiêu số?

Hướng dẫn giải:

a = 2, b =57, khoảng cách giữa các số = 1

Vậy có (57 – 2) : 1 + 1 = 56 số

Ví dụ 3: Dãy số 1, 3, 5, 7, 9, 11…, 89, 91 có bao nhiêu số?

Hướng dẫn giải:

a = 1, b =91, khoảng cách giữa các số = 2

Vậy có (91 – 1) : 2 + 1 = 46 số

Ví dụ 4: Dãy số 0, 2, 4, 6, 8, 10…, 88, 90 có bao nhiêu số?

Hướng dẫn giải:

a = 0, b =90, khoảng cách giữa các số = 2

Vậy có (90 – 0) : 2 + 1 = 46 số

Ví dụ 5: Dãy số 0, 4, 8, 12, 16,…, 96, 100 có bao nhiêu số?

Hướng dẫn giải:

a = 0, b =100, khoảng cách giữa các số = 4

Vậy có (100 – 0) : 4 + 1 = 26 số

Bài toán 2: Từ a đến b có bao nhiêu số chẵn, bao nhiêu số lẻ?

+ Công thức tính là:

Số số hạng = (b – a) : 2 + 1

+ Giải thích: Dãy các số chẵn liền nhau (hoặc các số lẻ) cách nhau 2 đơn vị.

+ Chú ý: Xác định a, b.

Ví dụ 6: Từ 1 đến 100 có bao nhiêu số chẵn, bao nhiêu số lẻ?

Hướng dẫn giải:

+ Tìm số số chẵn

a = 2 (vì số chẵn bắt đầu từ 2), b =100

Vậy số chẵn có (100 – 2) : 2 + 1 = 50 số

+ Tìm số số lẻ

a = 1 (vì số lẻ bắt đầu từ 2), b =99

Vậy số lẻ có (99 – 1) : 2 + 1 = 50 số

Hoặc ta lấy: 100 – 50 = 50 cũng ra số số lẻ (vì 1 đến 100 có 100 số).

Ví dụ 7: Từ 23 đến 164 có bao nhiêu số chẵn, bao nhiêu số lẻ?

Hướng dẫn giải:

+ Tìm số số chẵn

a = 24 (vì số chẵn bắt đầu từ 24), b =164

Vậy số chẵn có (164 – 24) : 2 + 1 = 71 số

+ Tìm số số lẻ

a = 25 (vì số lẻ bắt đầu từ 25), b =163 (vì số lẻ cuối là 163)

Vậy số lẻ có (163 – 25) : 2 + 1 = 70 số

Bài toán 3: Có bao nhiêu số lớn hơn a và nhỏ hơn b.

Dạng toán này tương tự dạng bài toán 1, tuy nhiên chúng ta sẽ lấy số đầu là a + 1 và số cuối là b – 1.

Ví dụ 8: Có bao nhiêu số lớn hơn 17 và nhỏ hơn 100

Hướng dẫn giải:

a + 1 = 17 + 1 = 18, b – 1 = 100 – 1 = 99

Vậy có tất cả: (99 – 18) : 1 + 1 = 82 số hơn 17 và nhỏ hơn 100

Bài toán 4: Có bao nhiêu số chẵn (lẻ) lớn hơn a và nhỏ hơn b.

Dạng toán này tương tự dạng bài toán 2, tuy nhiên khó hơn ở chỗ chúng ta cần xác định đâu là số đầu, số cuối, khoảng cách = 2.

Ví dụ 9: Có bao nhiêu số chẵn, số lẻ lớn hơn 17 và nhỏ hơn 100

Hướng dẫn giải:

+ Tìm số số chẵn

a = 18 (số chẵn > 17), b = 98 (số chẵn < 100)

Vậy số chẵn có (98 – 18) : 2 + 1 = 41 số

+ Tìm số số lẻ

a = 19 (số lẻ > 17), b = 99 (số lẻ < 100)

Vậy số lẻ có (99 – 17) : 2 + 1 = 42 số

Ví dụ 10: Có bao nhiêu số chẵn, số lẻ lớn hơn 100 và nhỏ hơn 501

Hướng dẫn giải:

+ Tìm số số chẵn

a = 102 (số chẵn > 100), b = 500 (số chẵn < 501)

Vậy số chẵn có (500 – 102) : 2 + 1 = 200 số

+ Tìm số số lẻ

a = 101 (số lẻ > 100), b = 499 (số lẻ < 501)

Vậy số lẻ có (499 – 101) : 2 + 1 = 200 số

Bài toán: Tổng số sách ở 2 ngăn là 98 cuốn. Nếu chuyển 8 cuốn sách từ ngăn dưới lên ngăn trên thì số sách ngăn trên gấp 6 lần số sách ngăn dưới. Tìm số sách mỗi ngăn lúc đầu.

Giải:

Tổng không đổi (chỉ chuyển ngăn ngắn dưới lên ngăn trên) .

Coi số sách ngăn dưới là 1 phần thì số sách ngăn trên là 6 phần.

Sơ đồ:

Giải bài toán nâng cao có lời văn lớp 3

Số sách ở ngăn dưới sau khi chuyển là: 98 : (1+6) = 14 (quyển)

Lúc đầu ngăn dưới có số sách là: 14 + 8 = 22 (quyển)

Lúc đầu ngăn trên có số quyển là: 98 – 22 = 76 (quyển)

Bài toán : Ngày 6 tháng 7 là thứ ba. Hỏi ngày 5 tháng 9 cùng năm đó là thứ mấy ?

Giải:

Nhớ lại: tháng 7 và tháng 8 có 31 ngày.

Tính xem từ ngày 6 tháng 7 đến ngày 5 tháng 9 có bao nhiêu ngày.

+ Từ 6 đến 31 tháng 7 có 25 ngày (không tính ngày 6 tháng 7)

+ Từ 1 đến 31 tháng 8 có: 31 ngày

+ Từ 1 đến 5 tháng 9 có: 5 ngày

Vậy có: 25 + 31 + 5 = 61 ngày

61 : 7 = 8 tuần dư 5 ngày

Suy ra: ngày 5 tháng 9 cùng năm đó là chủ nhật (lùi lại 2 ngày so với mốc thứ 3).

Bài toán: Cưa 1 khúc gỗ dài 15m thành những đoạn 3m. Mỗi lần cưa mất 5 phút,sau một lần cưa lại nghỉ 2 phút. Hỏi cưa xong cây gỗ mất bao nhiêu phút?

Giải:

Số khúc gỗ cưa được là

15 : 3=5 khúc

Số lần cưa là

5-1=4 lần

Thời gian cưa và nghỉ sau mỗi lần cưa là

5 phút +2 phút =7 phút.

Lần cưa cuối không cần nghỉ vì đã cưa xong.

Vậy thời gian cưa xong khúc gỗ là

7 x 4 – 2 = 26 phút

Bài toán: Điểm bài kiểm tra môn toán của 10 bạn lớp Toán Thầy Hiền đạt được chia làm 3 loại: 7, 8, 10.
a) Tổng số điểm của 10 bạn đó có thể là số nào trong các số sau: 58, 65, 92, 100, 104?
b) Có mấy bạn đạt điểm 7? điểm 8? điểm 10?

Giải:

a) Vì các bạn được điểm từ 7 đến 10 nên tổng số điểm phải lớn hơn: 7 x 10 = 70 (điểm) và bé hơn: 10 x 10 = 100 (điểm).
Do vậy tổng số điểm của 10 bạn là 92 điểm.

b) Giả sử Thầy Hiền tặng thêm điểm để tất cả đều được 10 điểm thì số điểm thầy tặng thêm là:
100 – 92 = 8 (điểm)
Lúc đó mỗi bạn được 7 điểm được thầy tặng thêm 3 điểm, mỗi bạn được 8 điểm thì được thầy tặng thêm 2 điểm.
8 = 3 x 2 + 2 x 1
Do vậy có 2 bạn được 7 điểm, 1 bạn được 8 điểm và 7 bạn được 10 điểm.

21 bài toán hay và khó lớp 3 này sẽ giúp các em học sinh lớp 3 có thêm lượng bài tập để ôn luyện, nâng cao khả năng giải toán.

Bài 1: Không tính kết quả cụ thể, hãy so sánh:

A = abc + mn + 352

B = 3bc + 5n + am2

a) A = a x (b + 1)

B = b x (a + 1) (với a > b)

b) A = 28 x 5 x 30

B = 29 x 5 x 29

Bài 2: Không tính giá trị của biểu thức hãy điền dấu (>; <; =) thích hợp vào chỗ trống:

a) (156 + 78) x 6 ………….156 x 6 + 79 x 6

b) (1923 – 172) x 8………….1923 x 8 – 173 x 8

c) (236 – 54) x 7…………….237 x 7 – 54 x 7

Bài 3: Tính nhanh các giá trị biểu thức dưới đây:

a) 576 + 678 + 780 – 475 – 577 – 679

b) (126 + 32) x (18 – 16 – 2)

c) 36 x 17 x 12 x 34 + 6 x 30

Bài 4: Tìm X:

a) X x 6 = 3048 : 2

b) 56 : X = 1326 – 1318

Bài 5: Với 8 chữ số 8, hãy lập các sao cho tổng các số đó bằng 1000.

Bài 6: Tìm 1 số có 4 chữ số, biết rằng rằng chữ số hàng trăm gấp 3 lần chữ số hàng chục và gấp đôi chữ số hàng nghìn, đồng thời số đó là số lẻ chia hết cho 5.

Bài 7: Tìm số có 2 chữ số, biết rằng nếu viết các chữ số theo thứ tự ngược lại ta sẽ có số mới mà tổng của số phải tìm và số mới bằng 77.

Bài 8: Từ 3 chữ số 2, 3, 8 ta lập được 1 số có 3 chữ số là A. Từ 2 chữ số 2,8 ta lập được 1 số có 2 chữ số khau nhau là B. Tìm số A và B biết hiệu giữa A và B bằng 750.

Bài 9: Từ 3 chữ số 3, 4, 5 viết tất cả các số có ba chữ số (mỗi chữ số không được lặp lại)

Bài 10: Viết số gồm:

a) 5 chục và 5 đơn vị

6 chục và 0 đơn vị

3 nghìn và 3 đơn vị

b) 5 trăm 5 chục và 5 đơn vị

6 trăm 1 chục và 3 đơn vị

60 nghìn 6 trăm và 6 đơn vị

a trăm b chục c đơn vị (a; b; c là chữ số, a khác 0)

Bài 11: Số 540 thay đổi như thế nào nếu:

a) Xoá bỏ chữ số 0

b) Xoá bỏ chữ số 5

c) Thay chữ số 4 bởi chữ số 8

d) Đổi chữ số 4 và chữ số 0 cho nhau

Bài 12:

a) Trường hợp nào tổng của hai số bằng 1 trong hai số hạng của nó?

b) Hai số nào có tổng bằng số bé nhất khác 0?

c) Hai số khác 0 nào có tổng bé nhất?

Bài 13: Hãy viết thêm vào các dãy số sau đây sao cho mỗi dãy có đủ 10 số hạng.

a) 1, 3, 5, 7,…

b) 1, 3, 9, 27,…

c) 1, 4, 5, 9, 14,…

Bài 14: Cho dãy số 1, 4, 7, 10,… Có tất cả 25 số hạng. Em hãy tính xem số hạng cuối cùng là số nào?

Bài 15: Dãy số sau đây có bao số hạng:

1, 6, 11, 16, 21,……………………101.

Bài 16: Có 5 hộp bi trong giống nhau nhưng có 1 hộp bi thứ phẩm và 1 viên bi thứ phẩm nhẹ hơn 1 viên bi chính phẩm là 4g. Hỏi làm thế nào chỉ qua 1 lần cân là có thể biết được hộp bi thứ phẩm. (cho biết trước khối lượng của 1 viên bi chính phẩm)

Bài 17: Có 2 kệ sách, kệ thứ nhất nhiều hơn kệ thứ hai 15 quyển, người ta chuyển 6 quyển từ kệ thứ nhất sang kệ thứ hai. Hỏi kệ thứ nhất còn nhiều hơn kệ thứ hai bao nhiêu quyển sách?

Bài 18: Tuổi Hoa bằng 1/4 tuổi mẹ và bằng 1/7 tuổi ông. Ông hơn mẹ 27 tuổi. Hỏi Hoa bao nhiêu tuổi?

Bài 19: Tuổi của bố Mai, mẹ Mai và tuổi của Mai cộng lại là 70 tuổi. Mẹ và Mai có tất cả 35 tuổi. Bố hơn Mai 30 tuổi. Hỏi tuổi của mỗi người là bao nhiêu?

Bài 20: Một cửa hàng trong hai ngày bán được 120 kg gạo, ngày thứ nhất nếu bán được 5 kg gạo nữa thì sẽ gấp 4 lần ngày thứ hai. Hỏi ngày thứ nhất bán được bao nhiêu kg gạo?

Bài 21: Một hình chữ nhật có chiều dài gấp 3 lần chiều rộng và có diện tịch bằng 48cm2. Tính chu vi của hình chữ nhật đó.