Tiểu học

Có bao nhiêu số có 3 chữ số mà tổng các chữ số bằng 5?

1922

Bài toán: Có bao nhiêu số có 3 chữ số mà tổng các chữ số bằng 5?

Hướng dẫn giải:

Tách 5 thành tổng của 3 số rồi lập số.

5 = 0+0+5 -> 500;

5=0+1+4 -> 410; 401; 104; 140;

5=0+2+3 -> 230; 203; 302; 320;

5=1+1+3-> 113; 131; 311;

5=1+2+2 -> 122; 212; 221.

Vậy có 15 số.

Tiểu học

Giải bài toán điền vào dấu * trong phép chia

1906

Bài toán: Thay dấu sao bằng chữ số thích hợp rồi viết lại phép chia.

Giải bài toán điền vào dấu * trong phép chia

Hướng dẫn giải:

Dựa vào số 74 khi nhân ngược lên kia để tìm số chia.

2 x ** = 74

=> ** = 74:2= 37

Từ đó có phép chia là: 15984:37

Điền số hợp lý khi thực hiện chia bình thường

Toán lớp 4

Bài toán tìm 2 số biết tổng và hiệu – Toán lớp 4

1676

Bài toán: Tìm hai số chẵn có tổng bằng 2416 biết giữa chúng có 3 số chẵn khác nhau.

Thực chất là bài toán tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số. Hiệu của hai số chưa nói cụ thể và cần phải tính.


Lời giải:

Giữa 2 số có 3 số chẵn khác nhau (4 khoảng)

Hiệu 2 số cần tìm là: 2 x 4 = 8

Số bé là: (2416 – 8) : 2 = 1204

Số lớn là: 1204 + 8 = 1212

Tiểu học

Một bài toán chuyển động hay của Hungary – Toán tiểu học

1499

Problem: Natalia, who is always in a hurry, went up the escalator by making one step every second. This way it took her 20 steps to get upstairs. The next day she made 2 steps every second on her way up, and this time it took her 32 steps to get upstairs. How many steps would it take her to go upstairs if the escalator did not work ?

Dịch đề: Natalia, một người luôn luôn vội vã, đi lên thang cuốn bằng cách bước 1 bậc thang mỗi giây. Như vậy để lên đến tầng trên, cô ấy cần bước 20 bậc thang. Ngày hôm sau, cô ấy lại đi thang cuốn nhưng bằng cách bước 2 bậc thang mỗi giây. Lần này Timea phải bước 32 bậc mới lên đến tầng trên. Hỏi nếu thang cuốn không chạy thì cô ấy cần đi bao nhiêu bậc để lên tầng trên ?

Giải:

Ngày hôm trước cô ấy đi lên tầng mất số giây là: 20 : 1 = 20(s)
Ngày hôm sau cô ấy đi lên tầng mất số giây là: 32 : 2 = 16(s)
Tỷ số thời gian là 20:16 = 5/4 nên tỷ số vận tốc là 4/5.
Hiệu 2 vận tốc là 1 bậc.
Do vậy vận tốc hôm trước là 4 bậc/giây hay tổng số bậc cầu thang là:
4 x 20 = 80 (bậc)
Vậy nếu thang không chạy thì cô ấy phải mất 80 bậc mới lên được tầng trên.

Trung học phổ thông

Một số bài toán chứng minh BĐT lượng giác có lời giải

1721

Bằng cách áp dụng các bất đẳng thức đã học chúng ta có thể áp dụng vào bài toán chứng minh BĐT lượng giác có lời giải dưới đây.

Một số bài toán chứng minh BĐT lượng giác có lời giải

Một số bài toán chứng minh BĐT lượng giác có lời giải-1

Một số bài toán chứng minh BĐT lượng giác có lời giải-2

Một số bài toán chứng minh BĐT lượng giác có lời giải-3

Một số bài toán chứng minh BĐT lượng giác có lời giải-4

Trung học cơ sở

Sử dụng BĐT Chebyshev để chứng minh BĐT lượng giác

1957

Bất đẳng thức Chebyshev cũng được sử dụng để chứng minh BĐT lượng giác trong chương trình toán THPT.

Sử dụng BĐT Chebyshev để chứng minh BĐT lượng giác

Sử dụng BĐT Chebyshev để chứng minh BĐT lượng giác-1

Trung học phổ thông

Sử dụng BĐT Jensen để chứng minh BĐT lượng giác

1981

Bất đẳng thức Jensen thật sự là một công cụ chuyên dùng cho chứng minh các bất đẳng thức lượng giác. Tuy không phải là một bất đẳng thức chặt nhưng nếu thấy có những dấu hiệu của BĐT Jensen, chúng ta nên dùng ngay.

Sử dụng BĐT Jensen để chứng minh BĐT lượng giác

Sử dụng BĐT Jensen để chứng minh BĐT lượng giác-1

Sử dụng BĐT Jensen để chứng minh BĐT lượng giác-2

Trung học phổ thông

Sử dụng BĐT Bunhiacốpxki để chứng minh BĐT lượng giác

1903

Bất đẳng thức Bunhiacốpxki cùng với BĐT Cauchy (Cô si) được sử dụng nhiều để chứng minh BĐT lượng giác. Mời các bạn xem ví dụ dưới đây.

Sử dụng BĐT Bunhiacốpxki để chứng minh BĐT lượng giác

Sử dụng BĐT Bunhiacốpxki để chứng minh BĐT lượng giác-1

Trung học phổ thông

Sử dụng BĐT Cauchy để chứng minh BĐT lượng giác

1906

Bất đẳng thức Cauchy (AM-GM hay Cô si) được sử dụng rất rộng rãi trong các bài toán chứng minh BĐT lượng giác. Cùng tham khảo các ví dụ dưới đây.

Chú ý là BĐT Cosi chỉ áp dụng với số thực không âm.

Sử dụng BĐT Cauchy để chứng minh BĐT lượng giác

Sử dụng BĐT Cauchy để chứng minh BĐT lượng giác-1

Mầm non

Bài toán: nhận biết Một – Nhiều – Bằng nhau

Nhận biết về số lượng: Một - Nhiều - Bằng nhau là những bài toán mà cha mẹ, thầy cô cần phải dạy cho các bé ngay từ khi còn học lớp mầm non.

1853

Một – Nhiều: bé đánh dấu x bên cạnh ổ rơm có nhiều quả trứng. Và bé tô màu ổ rơm chỉ có 1 quả trứng.

Bài toán: nhận biết Một - Nhiều - Bằng nhau

Tiếp theo: Bé dùng bút màu xanh dương để nối các con vật chỉ có 1. Bé dùng bút màu đỏ để nối các con vật có nhiều. Và bé gọi tên các con vật vừa tô.

Bài toán: nhận biết Một - Nhiều - Bằng nhau-1

Bằng nhau: Bé hãy tìm gà cho bạn vịt bằng cách nối 1 chú gà với 1 chú vịt. Bé xem chú nào chưa có bạn gà và số bạn vịt, con vật nào nhiều hơn?

Bài toán: nhận biết Một - Nhiều - Bằng nhau-2

Mầm non

Bài toán nhận biết hình dạng cho bé lớp mầm

Dưới đây là một vài bài toán giúp trẻ lớp mầm nhận biết hình dạng, sự khác nhau về hình dạng. Nhận biết hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác, hình tròn.

2040

Ngoài ra giúp các bé cách ghép đôi, ghép nhóm đồ vật.

Bài toán nhận biết hình dạng cho bé lớp mầm

Bài toán nhận biết hình dạng cho bé lớp mầm-1

Bài toán nhận biết hình dạng cho bé lớp mầm-2

Bài toán nhận biết hình dạng cho bé lớp mầm-3

Bài toán nhận biết hình dạng cho bé lớp mầm-4

Bài toán nhận biết hình dạng cho bé lớp mầm-5

Bài toán nhận biết hình dạng cho bé lớp mầm-6

Toán lớp 8

Giải bài toán tìm giá trị lớn nhất của đa thức lớp 8

2057

Bài toán: Tìm giá trị lớn nhất (GTLN) của đa thức sau: $ A=6x-{{x}^{2}}-11$

Giải:

Hướng dẫn: Đưa về hằng đẳng thức thứ hai.

$ A=6x-{{x}^{2}}-11=-({{x}^{2}}-6x+9)-2$

$ \,A\,\,=-\left[ {{{{(x-3)}}^{2}}+2} \right]\le -2$ với mọi $ x$.

Giá trị lớn nhất của A là -2 ⇔ $ x-3=0\Leftrightarrow x=3$

Toán lớp 8

Giải bài toán phân tích đa thức thành nhân tử lớp 8

1903

Bài toán: Phân tích đa thức $ {{x}^{2}}-{{y}^{2}}-x+3y-2$ thành nhân tử.

Giải:

Hướng dẫn: Đưa về dạng hằng đẳng thức thứ ba.

$ \begin{array}{l}{{x}^{2}}-{{y}^{2}}-x+3y-2\\=({{x}^{2}}-2x+1)-({{y}^{2}}-2y+1)+(x+y-2)\\={{(x-1)}^{2}}-{{(y-1)}^{2}}+(x+y-2)\\=(x-1-y+1)(x-1+y-1)+(x+y-2)\\=(x-y)(x+y-2)+(x+y-2)\\=(x+y-2)(x-y+1)\end{array}$

Toán lớp 5

Giải bài toán nâng cao lớp 5: Tìm số gạo

1978

Bài toán: Cửa hàng có một số gạo. Buổi sáng bán được $ \displaystyle \frac{1}{3}$ số gạo và 150kg. Buổi chiều bán được $ \displaystyle \frac{1}{5}$ số gạo còn lại và 200kg thì vừa hết. Hỏi cửa hàng bán được bao nhiêu tạ?

Giải:

200kg gạo ứng với: $ \displaystyle 1-\frac{1}{5}=\frac{4}{5}$ (số gạo còn lại)

⇒ Sau buổi sáng còn lại số kg gạo là:

$ \displaystyle 200:\frac{4}{5}=250$ (kg)

200 + 150 = 400 kg gạo ứng với: $ \displaystyle 1-\frac{1}{3}=\frac{2}{3}$ (số gạo của cửa hàng)

⇒ Số gạo cửa hàng bán được là:

$ \displaystyle 400:\frac{2}{3}=600$ (kg) = 6 tạ

Đáp số: 6 tạ.

Mầm non

Nhận biết sự giống nhau, khác nhau – Rèn tư duy cho trẻ 4-5 tuổi

Dưới đây là một số bài tập nhận biết sự giống nhau hoặc khác nhau. Các bài tập này có tác dụng rèn tư duy cho trẻ 4-5 tuổi.

2026

1) Hãy tìm 5 điểm khác nhau của hai hình vẽ dưới đây
Nhận biết sự giống nhau, khác nhau - Rèn tư duy cho trẻ 4-5 tuổi
2) Hãy khoanh tròn hình bạn nhỏ có hành động không giống với hai bạn còn lại.

Nhận biết sự giống nhau, khác nhau - Rèn tư duy cho trẻ 4-5 tuổi-1

3) Hãy khoanh tròn vị trí của hai chú cá trong bức tranh phía dưới.

Nhận biết sự giống nhau, khác nhau - Rèn tư duy cho trẻ 4-5 tuổi-2

4) Bé có biết các bạn nhỏ này cần ai phục vụ mình không? Hãy nối các hình vẽ thích hợp lại với nhau.

Nhận biết sự giống nhau, khác nhau - Rèn tư duy cho trẻ 4-5 tuổi-3

5) Hãy quan sát và cho biết, chú mèo nào câu được cá?

Nhận biết sự giống nhau, khác nhau - Rèn tư duy cho trẻ 4-5 tuổi-4

6) Con vật  nào có môi trường sống khác với các con vật còn lại?

Nhận biết sự giống nhau, khác nhau - Rèn tư duy cho trẻ 4-5 tuổi-5

7) Hãy nối những con vật này với tổ của chúng.

Nhận biết sự giống nhau, khác nhau - Rèn tư duy cho trẻ 4-5 tuổi-6

8) Đâu là đuôi của những chú chim này, hãy nối chúng lại với nhau.

Nhận biết sự giống nhau, khác nhau - Rèn tư duy cho trẻ 4-5 tuổi-7

9) Hãy khoanh tròn con vật không cùng loại với những con vật còn lại.

Nhận biết sự giống nhau, khác nhau - Rèn tư duy cho trẻ 4-5 tuổi-8

10) Hãy giúp các bạn nhỏ tìm được trang phục phù hợp với mình.

Nhận biết sự giống nhau, khác nhau - Rèn tư duy cho trẻ 4-5 tuổi-9

11) Hãy đếm xem có bao nhiêu chú bướm, sau đó tìm ra hai chú bướm giống nhau.

Nhận biết sự giống nhau, khác nhau - Rèn tư duy cho trẻ 4-5 tuổi-10

12) Chiếc xe nào không cùng loại với những chiếc xe còn lại?

Nhận biết sự giống nhau, khác nhau - Rèn tư duy cho trẻ 4-5 tuổi-11

13) Hãy tìm xem đâu là bạn nhỏ trong bức ảnh?

Nhận biết sự giống nhau, khác nhau - Rèn tư duy cho trẻ 4-5 tuổi-12

14) Hãy chỉ ra con vật không cùng loại với các con vật còn lại.

Nhận biết sự giống nhau, khác nhau - Rèn tư duy cho trẻ 4-5 tuổi-13

15) Hãy quan sát và chỉ ra xem bạn gái đã quên mua thứ gì?

Nhận biết sự giống nhau, khác nhau - Rèn tư duy cho trẻ 4-5 tuổi-14

16) Hãy chỉ ra 2 chú chim giống nhau.

Nhận biết sự giống nhau, khác nhau - Rèn tư duy cho trẻ 4-5 tuổi-16

17) Hãy nối những chiếc lông với các chủ nhân của nó.

Nhận biết sự giống nhau, khác nhau - Rèn tư duy cho trẻ 4-5 tuổi-17

Toán lớp 4

Bài toán tìm số dầu mỗi thùng – Toán lớp 4

1863

Bài toán: Hai thùng đựng 154 lít dầu, nếu rót 15 lít từ thùng thứ nhất sang thùng thứ hai thì số dầu ở thùng thứ hai bằng 4/3 số dầu ở thùng thứ nhất. Tìm số dầu ở mỗi thùng lúc đầu.

Giải:

Sau khi rót từ thùng thứ nhất sang thùng thứ hai thì tổng số dầu của hai thùng không đổi.

Ta có sơ đồ:

Thùng thứ nhất |—|—|—|—|
Thùng thứ hai |—|—|—|

(tổng là 154 lít)

Sau khi rót, thùng thứ nhất có:

154 : (4+3) x 3= 66 lít

Lúc đầu thùng thứ nhất có:

66+15= 81 lít

Lúc đầu thùng thứ hai có:

154 – 81= 73 lít

Mầm non

Tranh tô màu toán tư duy cho trẻ 5 tuổi

Tranh tô màu toán tư duy cho trẻ 5 tuổi, cha mẹ người thân hướng dẫn các bé tô màu kết quả với phép tính tương ứng.

1931

Tranh tô màu toán tư duy cho trẻ 5 tuổi
Tranh tô màu toán tư duy cho trẻ 5 tuổi-4
Tranh tô màu toán tư duy cho trẻ 5 tuổi-1

Tranh tô màu toán tư duy cho trẻ 5 tuổi-2

Tranh tô màu toán tư duy cho trẻ 5 tuổi-3

Tranh tô màu toán tư duy cho trẻ 5 tuổi-5

Tranh tô màu toán tư duy cho trẻ 5 tuổi-6

Tranh tô màu toán tư duy cho trẻ 5 tuổi-7

Tranh tô màu toán tư duy cho trẻ 5 tuổi-8

Tranh tô màu toán tư duy cho trẻ 5 tuổi-9

Tranh tô màu toán tư duy cho trẻ 5 tuổi-10

Tranh tô màu toán tư duy cho trẻ 5 tuổi-11

Tranh tô màu toán tư duy cho trẻ 5 tuổi-12

Tranh tô màu toán tư duy cho trẻ 5 tuổi-13

Toán lớp 5

Bài toán đào ao – Toán nâng cao lớp 5

1835

Bài toán: Để xây một cái ao thì 50 người làm trong 42 ngày, 15 ngày sau có thợ đến làm giúp thì xong trước 12 ngày. Hỏi có bao nhiêu thợ đến giúp?

Giải:

Sau khi làm 15 ngày thì khối lượng công việc 50 người làm trong số ngày là:

42 – 15= 27 (ngày)

Số ngày còn phải làm nếu có người đến thêm là:

27 – 12= 15( ngày)

Số thợ cần làm hết công việc trong 15 ngày là:

50 x 27 : 15= 90 (người)

Số người đến thêm là:

90 – 50= 40 (người)

Tiểu học

Bài toán thuyền chở khách du lịch – Toán tiểu học nâng cao

1915

Bài toán: Một đoàn khách du lịch muốn qua sông bằng những thuyền thúng nhỏ. Nếu mỗi thuyền chở 4 người khách thì thiếu một thuyền. Nếu mỗi thuyền chỏ 5 người khách thì thừa 1 thuyền. Hỏi đoàn khách đó có bao nhiêu người?

Giải:

Nếu mỗi thuyền chở 4 người khách thì thiếu 1 thuyền, có nghĩa là thừa 4 người
Nếu mỗi thuyền chở 5 người khách thì thừa 1 thuyền. Có nghĩa là nếu thêm 5 người khách nữa thì đủ 1 thuyền
Để dùng hết số thuyền thì cần thêm số người là:
5 + 4 = 9 người
Mỗi thuyền chở 5 người nhiều hơn mỗi thuyền chở 4 người là:
5 – 4 = 1 người
Số thuyền là
9 : 1 = 9 thuyền
Số du khách là
9 x 4 + 4 = 40 người

Toán lớp 1

Đề thi học sinh giỏi Toán lớp 1 (mẫu)

1989

Một số Đề thi học sinh giỏi Toán lớp 1. Các bài toán nâng cao phù hợp với các em học sinh lớp 1 ôn luyện HSG cấp trường, quận huyện, tỉnh thành phố.

Đề thi học sinh giỏi Toán lớp 1 (mẫu)

Đề thi học sinh giỏi Toán lớp 1 (mẫu)-1

Toán lớp 4

Bài toán về số trung bình cộng – Toán nâng cao lớp 4

1896

Dưới đây là 2 bài tập trong dạng toán nâng cao lớp 4 về số trung bình cộng.

Bài 1: Số trung bình cộng của 11 số chẵn liên tiếp bằng 20. Tìm số bé nhất trong 11 số đó.

Giải:

Tổng số bé nhất và số lớn nhất là:
20 x 2= 40
Hiệu giữa số lớn nhất và số bé nhất là:
2 x (11-1)= 20
Số bé nhất là:
(40 – 20) : 2= 10

Bài 2: Số trung bình cộng của 7 số lẻ liên tiếp bằng 101. Tìm số lớn nhất trong 7 số đó.

Giải:

Tổng của số bé nhất và số lớn nhất là:
101 x 2= 202
Hiệu giữa số lớn nhất và số bé nhất là:
2 x ( 7-1) = 12
Số lớn nhất là:
(202+12) : 2= 107

Bài 3: Trung bình cộng của 6 số chẵn liên tiếp là 241. Hãy tìm 6 số đó.

Giải:

Sáu số tự nhiên chẵn liên tiếp là dãy số cách đều nên TBC của nó bằng TBC của số lớn nhất và số bé nhất.

Tổng của số lớn nhất và bé nhất là: 241×2=482

Hiệu số lớn nhất và bé nhất là (6-1)x2=10

Số bé là (482-10):2=236

Các số còn lại là 238; 240; 242; 244; 246

Mầm non

Bài tập nhận biết hình dạng tròn, tam giác, chữ nhật, hình vuông cho trẻ 5 tuổi

Dưới đây là các bài tập tô màu giúp các bé 5 tuổi nhận biết hình dạng các hình: tròn, tam giác, chữ nhật.

1983

Bài tập phát triển trí tưởng tượng cho trẻ.

Khác nhau về hình dạng

Bé đánh dấu vào đồ vật có hình dạng khác với những hình còn lại.

Bài tập nhận biết hình dạng tròn, tam giác, chữ nhật, hình vuông cho trẻ 5 tuổi

Hình tam giác, chữ nhật

Bé nối đồ vật có hình dạng giống với hình bên cạnh.

Bé tô màu các đồ vật có hình tam giác.

Bài tập nhận biết hình dạng tròn, tam giác, chữ nhật, hình vuông cho trẻ 5 tuổi-1

Hình dạng chữ nhật, hình vuông, hình tam giác, hình tròn

Bé hãy tô màu đỏ vào những chỗ hình tròn, tô màu xanh dương vào chỗ có hình chữ nhật, tô màu vàng vào chỗ hình vuông và màu xanh lá vào chỗ có hình tam giác của ngôi nhà.

Bài tập nhận biết hình dạng tròn, tam giác, chữ nhật, hình vuông cho trẻ 5 tuổi-2

Toán lớp 2

Bài toán xóa bỏ chữ số – Toán nâng cao lớp 2

1916

Xóa bỏ chữ số là một dạng toán nâng cao trong chương trình Toán lớp 2 giúp học sinh nắm được ý nghĩa của chữ số hàng chục và chữ số hàng đơn vị.

Dưới đây là một ví dụ kèm hướng dẫn giải cho các em dễ hiểu dạng bài tập này.

Ví dụ: Cho số 45. Số đó giảm đi bao nhiêu đơn vị nếu:

a. Xóa bỏ chữ số 5?

b. Xóa bỏ chữ số 4?

Giải:

a. Xóa bỏ chữ số 5 số đó giảm đi:

45-4= 41 (đơn vị)

(Khi xóa đi chữ số 5 thì còn lại số 4, từ 45 đơn vị -> 4 đơn vị)

b. Xóa bỏ chữ số 4 số đó giảm đi:

45-5= 40 (đơn vị)

(Khi xóa đi chữ số 4 thì còn lại số 5, từ 45 đơn vị -> 5 đơn vị)

Tiểu học

Bài toán điền số theo quy luật – Toán tư duy tiểu học

1928

Một trong số rất nhiều bài toán tư duy trong chương trình Toán tiểu học điền số vào chỗ chấm, chỗ trống theo quy luật. Minh họa bằng ví dụ dưới đây.

Bài toán: Điền số thích hợp vào chỗ chấm 1, 0 , 3, 12, 75, ………

Lời giải:

Nhận xét:

(1 + 0) × 3 =3
(3 + 0) × 4 = 12
(12 +3 ) × 5 = 75

Đây là dãy số viết theo quy luật: kể từ số thứ 3, mỗi sổ bằng tổng 2 số liên trước × số thứ tự của nó

Vậy số cần điền là (12 + 75 ) × 6 = 522

Toán lớp 4

Bài toán so sánh phân số nâng cao lớp 4

1946

Dưới đây là Bài toán so sánh phân số nâng cao lớp 4 dành cho học sinh khá giỏi. Làm được bài toán phân số dạng này các em hãy làm theo phương pháp.

Bài toán: So sánh 2 phân số $ \displaystyle \frac{{1995}}{{1996}}$ và $ \displaystyle \frac{{1996}}{{1997}}$.

Giải:

Ta có:

$ \displaystyle 1-\frac{{1995}}{{1996}}=\frac{1}{{1996}}$

$ \displaystyle 1-\frac{{1996}}{{1997}}=\frac{1}{{1997}}$

So sánh: $ \displaystyle \frac{1}{{1996}}>\frac{1}{{1997}}$

⇒ $ \displaystyle \frac{{1995}}{{1996}}<\frac{{1996}}{{1997}}$

Toán lớp 1

15 bài toán nâng cao cho học sinh lớp 1

1969

Dưới đây là 15 bài toán nâng cao dành cho học sinh lớp 1 khá giỏi trong tuần đầu tiên làm quen với chương trình Toán lớp 1.

15 bài toán nâng cao cho học sinh lớp 1

15 bài toán nâng cao cho học sinh lớp 1-1
15 bài toán nâng cao cho học sinh lớp 1-2
15 bài toán nâng cao cho học sinh lớp 1-3
15 bài toán nâng cao cho học sinh lớp 1-4
15 bài toán nâng cao cho học sinh lớp 1-5
15 bài toán nâng cao cho học sinh lớp 1-6
15 bài toán nâng cao cho học sinh lớp 1-7
15 bài toán nâng cao cho học sinh lớp 1-8
15 bài toán nâng cao cho học sinh lớp 1-9
15 bài toán nâng cao cho học sinh lớp 1-10
15 bài toán nâng cao cho học sinh lớp 1-11
15 bài toán nâng cao cho học sinh lớp 1-12
15 bài toán nâng cao cho học sinh lớp 1-13
15 bài toán nâng cao cho học sinh lớp 1-14

Toán lớp 1

15 bài toán cơ bản cho học sinh lớp 1

1770

Dưới đây là 15 bài toán cơ bản dành cho học sinh lớp 1 trong tuần đầu tiên làm quen với chương trình Toán lớp 1.

15 bài toán cơ bản cho học sinh lớp 1

15 bài toán cơ bản cho học sinh lớp 1-1

15 bài toán cơ bản cho học sinh lớp 1-2

15 bài toán cơ bản cho học sinh lớp 1-3

15 bài toán cơ bản cho học sinh lớp 1-4
15 bài toán cơ bản cho học sinh lớp 1-5
15 bài toán cơ bản cho học sinh lớp 1-6
15 bài toán cơ bản cho học sinh lớp 1-7
15 bài toán cơ bản cho học sinh lớp 1-8
15 bài toán cơ bản cho học sinh lớp 1-9
15 bài toán cơ bản cho học sinh lớp 1-10
15 bài toán cơ bản cho học sinh lớp 1-11
15 bài toán cơ bản cho học sinh lớp 1-12
15 bài toán cơ bản cho học sinh lớp 1-13
15 bài toán cơ bản cho học sinh lớp 1-14

Toán lớp 8

Một số bài tập chia đa thức cho đa thức – Toán lớp 8

2273

Dưới đây là một số bài tập chia đa thức cho đa thức trong chương trình Đại số 8 – Toán lớp 8.

Bài 1: Thực hiện phép chia:

$ a)\left( {-3{{x}^{3}}+5{{x}^{2}}-9x+15} \right):\left( {-3x+5} \right);$ $ b)~\left( {5{{x}^{4}}+9{{x}^{3}}-2{{x}^{2}}-4x-8} \right):\left( {x-1} \right);$
$ c)~\left( {5{{x}^{3}}+14{{x}^{2}}+12x+8} \right):\left( {x+2} \right);$ $ d)~\left( {{{x}^{4}}-2{{x}^{3}}+2x-1} \right):\left( {{{x}^{2}}-1} \right).$

Bài 2: Làm phép chia bằng cách áp dụng hằng đẳng thức:

$ a)\left( {{{x}^{8}}-2{{x}^{4}}{{y}^{4}}+{{y}^{8}}} \right):\left( {{{x}^{2}}+{{y}^{2}}} \right);$ $ b)\left( {64{{x}^{3}}+27} \right):\left( {16{{x}^{2}}-12x+9} \right);$
$ c)\left( {{{x}^{3}}-9{{x}^{2}}+27x-27} \right):\left( {{{x}^{2}}-6x+9} \right);$ $ d)\left( {{{x}^{3}}{{y}^{6}}{{z}^{9}}-1} \right):\left( {x{{y}^{2}}{{z}^{3}}-1} \right).$

Bài 3:$ ~$Sắp xếp các đa thức sau theo lũy thừa giảm của biến rồi làm phép chia:

a) $ \left( {13x+41{{x}^{2}}+35{{x}^{3}}-14} \right):\left( {5x-2} \right);$

b) $ \left( {16{{x}^{2}}-22x+15-6{{x}^{3}}+{{x}^{4}}} \right):\left( {{{x}^{2}}-2x+3} \right);$

c) $ \left( {6x+2{{x}^{3}}-5-11{{x}^{2}}} \right):\left( {-x+2{{x}^{2}}+1} \right).$
Bài 4: Tìm m để đa thức $ 3{{x}^{3}}+2{{x}^{2}}-7x+m$ chia hết cho đa thức $ 3x-1$.

Bài 5: Tìm dư trong phép chia đa thức $ f\left( y \right)={{y}^{{243}}}+{{y}^{{81}}}+{{y}^{{27}}}+{{y}^{9}}+{{y}^{3}}+y$ cho đa thức $ g\left( y \right)={{y}^{2}}-1.$

Toán lớp 8

Một số bài tập phân tích đa thức thành nhân tử – Toán lớp 8

2230

Dưới đây là một số bài tập phân tích đa thức thành nhân tử cơ bản trong chương trình Đại số 8 – Toán lớp 8.

Bài 1: Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:

$ a)~16{{x}^{2}}-8x+1-3\left( {4x-1} \right);$ $ b)~27{{x}^{3}}+8;$
$ c)-16{{x}^{4}}{{y}^{6}}-24{{x}^{5}}{{y}^{5}}-9{{x}^{6}}{{y}^{4}};$ $ d)~{{\left( {ax+by} \right)}^{2}}-{{\left( {ay+bx} \right)}^{2}}.$

Bài 2: Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:

$ a)~{{\left( {{{a}^{2}}+{{b}^{2}}-5} \right)}^{2}}-2{{\left( {ab+2} \right)}^{2}};$ $ b)~{{\left( {4{{a}^{2}}-3a-18} \right)}^{2}}-{{\left( {4{{a}^{2}}+3a} \right)}^{2}};$
$ c)-\left( {x+2} \right)+3\left( {{{x}^{2}}-4} \right);$ $ d)~125{{a}^{3}}-27{{b}^{3}}.$

Bài 3: Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:

$ a)~{{a}^{2}}-10a+25-4{{b}^{2}};$ $ b)~a\left( {{{x}^{2}}+1} \right)-x\left( {{{a}^{2}}+1} \right);$
$ c)~{{m}^{3}}p+{{m}^{2}}np-{{m}^{2}}{{p}^{2}}-mn{{p}^{2}};$ $ d)~ab\left( {{{m}^{2}}+{{n}^{2}}} \right)+mn\left( {{{a}^{2}}+{{b}^{2}}} \right).$

Bài 4: Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:

$ a)~{{\left( {xy+ab} \right)}^{2}}+{{\left( {ay-bx} \right)}^{2}};$ $ b)~{{m}^{2}}\left( {n-p} \right)+{{n}^{2}}\left( {p-m} \right)+{{p}^{2}}\left( {m-n} \right);$
$ c)~{{x}^{2}}-\left( {m+n} \right)x+mn;$ $ d)~ax+by+a-bx-ay-b.$

Bài 5: Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:

$ a)~3x-3y-{{x}^{2}}+2xy-{{y}^{2}};$ $ b)~{{x}^{2}}-4{{x}^{2}}{{y}^{2}}+{{y}^{2}}+2xy;$
$ c)~{{\left( {x+y} \right)}^{3}}-{{\left( {x-y} \right)}^{3}};$ $ d)~{{x}^{2}}-5x-14.$

Bài 6: Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:

$ a)~{{m}^{6}}-{{m}^{4}}+2{{m}^{3}}+2{{m}^{2}};$ $ b)~{{a}^{3}}-3{{a}^{2}}+3a-1-{{b}^{3}};$
$ c)~2{{a}^{2}}\left( {x+y+z} \right)-4ab\left( {x+y+z} \right)+2{{b}^{2}}\left( {x+y+z} \right);$ $ d)~{{\left( {x+y} \right)}^{3}}-{{x}^{3}}-{{y}^{3}}.$
Toán lớp 5

15 bài Toán lớp 5 giải bằng phương pháp khử

2106

15 BÀI TOÁN GIẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP “KHỬ”

1) 3 lọ mực đỏ và 2 lọ mực xanh giá 23000 đồng. 2 lọ mực đỏ và 3 lọ mực xanh giá 22000 đổng. Tìm giá tiền một lọ mực mỗi loại.

2) 5 bút chì màu và 3 bút chì đen giá 5100 đồng. Biết giá tiền 5 bút chì màu đắt hơn 2 bút chì đen là 1600 đồng. Tìm giá tiền một bút chì mỗi loại.

3) 5l nước mắm loại I và 4l nước mắm loại II giá tất cả là 184000 đồng. Nếu mua 10l nước mắm loại I và 12l nước mắm loại II phải trả 432000 đồng. Tìm giá tiền 1l nước mắm mỗi loại.

4) Ba bạn Hà, Nam, Ninh mua nhãn vở. Biết Hà và Nam mua 27 cái, Nam và Ninh mua 30 cái. Ninh và Hà mua 33 cái. Hỏi mỗi người mua bao nhiêu nhãn vở ?

5) An mua hai hộp xà phòng và 1m vải hết 65000 đồng. Bình mua 1 hộp xà phòng và 1m lụa hết 95000 đồng.

Biết giá 1m lụa gấp ba lần 1m vải. Tìm giá tiền 1 hộp xà phòng, 1m vải và 1m lụa.

6) Ba kho lương thực: kho 1 và kho 2 có 34,9 tấn gạo, kho 2 và kho 3 có 31,7 tấn, kho 3 và kho 1 có 33,8 tấn. Hỏi mỗi kho có bao nhiêu tấn gạo ?

7) 1 thếp giấy và 1 quyển vở giá 1200 đồng, 4 thếp giấy đắt hơn 5 quyển vở là 1200 đổng. Tìm giá tiền 1 quyển vở, 1 thếp giấy.

8) Người thứ nhất mua 3,5m vải hoa và 4,3m lụa hết 40600 đồng. Người thứ hai mua l,4m vải hoa và 3,5m lụa hết 28700 đồng. Tìm giá tiền lm vải hoa và lm lụa.

9) Trong tuần đầu phân xưởng A và phân xưởng B may được tất cả 780 bộ quần áo. Tuần sau phân xưởng A làm tăng thêm 10%, phân xưởng B làm tăng 15% nên cả hai phân xưởng làm được 890 bộ quần áo. Hỏi tuần đầu mỗi phân xưởng làm được bao nhiêu bộ quần áo ?

10) Nam và Bắc cùng làm một số dụng cụ. Nam làm trong 5 giờ, Bắc làm trong 4 giờ thì Nam sẽ làm được nhiều hơn Bắc 13 dụng cụ. Biết cùng trong 8 giờ thì Nam làm kém Bắc 24 dụng cụ. Hỏi trong 1 giờ mỗi người làm được bao nhiêu dụng cụ ?

11) Bốn người chung nhau mua một tấm vải. Người thứ nhất mua $ \frac{1}{2}$ tổng số 3 người kia mua, người thứ hai mua $ \frac{1}{3}$ tổng số ba người kia mua, người thứ ba mua $ \frac{1}{4}$ tổng số ba người kia mua, người thứ tư mua 13m. Hỏi tấm vải dài bao nhiêu mét ?

12) Tổng số trang của 8 quyển vở loại 1; 9 quyển vở loại 2 và 5 quyển vở loại 3 là 1980 trang. Số trang 1 quyển loại 2 bằng $ \frac{2}{3}$ số trang 1 quyển loại 1. Số trang của 4 quyển loại 3 bằng số trang của 3 quyển loại 2. Tìm số trang của quyển vở mỗi loại.

13) Ba bạn Mai, Hồng, Đào làm được tất cả 680 bông hoa. Tính ra thời gian Hồng dùng để làm hoa gấp ba lần thời gian Mai làm và tổng số thời gian của cả ba bạn dùng để làm hoa hết tất cả 45 phút. Hỏi mỗi bạn làm được bao nhiêu bổng hoa, biết rằng cứ 1 phút Mai làm được 17 bông, Hồng làm được 15 bóng và Đào làm được 12 bông ?

14) 4 tổ học sinh được phân công làm vệ sinh sân trường. Nếu chỉ có tổ 1, tổ 2, tổ 3 cùng làm thì sau 12 phút sẽ làm xong. Nếu chỉ có tổ 2, tổ 3, tổ 4 cùng làm thì sau 15 phút sẽ làm xong. Nếu chỉ có tổ 1, tổ 4 cùng làm thì sau 20 phút sẽ xong. Hỏi nếu cả 4 tổ cùng làm thì sau bao lâu sẽ xong ?

15) Một con cá có đuôi nặng 250g, đầu nặng bằng đuôi và nửa thân, thân nặng bằng đầu và đuôi. Hỏi con cá nặng bao nhiêu ki-lô-gam ?

Toán lớp 5

Một số bài Toán lớp 5 giải bằng cách tính ngược từ cuối lên

1768

MỘT SỐ BÀI TOÁN GIẢI BẰNG CÁCH “TÍNH NGƯỢC TỪ CUỐI LÊN”

1) Tìm một số biết lấy số đó gấp lên 2 lần rồi cộng với 10, được bao nhiêu chia cho 4 thì kết quả bằng 20.

2) Tìm một số, biết lấy số đó cộng với 6 rồi chia cho 5, lấy thương tìm được trừ đi 2 được bao nhiêu nhân với 8 thì kết quả cuối cùng là 32.

3) An, Bình, Chi sưu tầm được tất cả 108 tem. Nếu An cho Bình 10 cái, Bình cho Chi 8 cái, thì số tem của ba bạn sẽ bằng nhau. Hỏi lúc đầu mỗi bạn sưu tầm được bao nhiêu tem ?

4) Mạnh, Hùng, Dũng và Minh có một số quyển vở. Mạnh lấy $ \frac{1}{3}$số vở để dùng, Hùng lấy $ \frac{1}{3}$ số còn lại, Dũng lấy $ \frac{1}{3}$ số còn lại sau khi hai bạn Mạnh và Hùng đã lấy, cuối cùng Minh dùng nốt 8 quyển. Hỏi lúc đầu cả bốn bạn có bao nhiêu quyển vở ?

5) Mẹ cho hai anh em một số tiền mua sách. Nếu anh cho em một số tiền đúng bằng số tiền của em, rồi em lại cho anh số tiền đúng bằng số còn lại của anh thì em có 3500 đồng và anh có 3000 đồng. Hỏi lúc đầu mỗi người được mẹ cho bao nhiêu đồng ?

6) Một người bán cam, lần thứ nhất người đó bán $ \frac{1}{2}$ số cam và 1 quả. Lần thứ hai người đó bán $ \frac{1}{2}$ số cam còn lại và 1 quả. Lần thứ ba người đó bán $ \frac{1}{2}$ số cam còn lại và 1 quả. Cuối cùng còn lại 10 quả. Hỏi số cam lúc đầu 2 có hao nhiêu quả ?

7) Một quầy vải bán lán thứ nhất 2m, lần thứ hai bán $ \frac{1}{2}$ số mét còn lại và $ \frac{1}{2}$m, lần thứ ba bán $ \frac{1}{2}$ số mét còn lai sau hai lần bán và $ \frac{1}{2}$m, lần thứ tư bán $ \frac{1}{2}$ số mét còn lại sau ba lần bán và $ \frac{1}{2}$m, như vậy là vừa hết. Hòi quầy đó đã bán tất cả bao nhiêu mét vải ?

8) Lớp 5A tham gia học may, ngày thứ nhất có $ \frac{1}{6}$ số hoc sinh của lớp và 2 em tham gia, ngày thứ hai có $ \frac{1}{4}$số còn lại và 1 em tham gia, ngày thứ ba có $ \frac{2}{5}$ số còn lại sau hai ngày và 3 em tham gia, ngày thứ tư có $ \frac{1}{3}$ số còn lại sau ba ngày và 1 em tham gia. Cuối cùng còn lại 5 em chưa tham gia. Hòi lớp 5A có bao nhiêu học sinh ?

9) Một người bán dưa, bán lần thứ nhất $ \frac{1}{2}$ số dưa cộng với $ \frac{1}{2}$ quả, lần thứ hai bán $ \frac{1}{2}$ số dưa còn lại cộng với $ \frac{1}{2}$ quả, lần thứ ba, lần thứ tư, thứ năm đều bán như vậy, bán đến lần thứ sáu thì hết số dưa. Hỏi người đó đã bán tất cả bao nhiêu quả dưa ?

10) An, Bình, Chi và Dũng mỗi người có một số nhãn vở khác nhau. An cho 3 bạn mình mỗi bạn một số nhãn vở bằng số nhãn vở của mỗi bạn hiện có, sau đó Bình lại cho 3 bạn của mình mỗi bạn một số nhãn vở như mỗi bạn hiện có, rồi sau đó Chi, Dũng cũng như vậy, cuối cùng mỗi bạn có 16 nhãn vở. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có bao nhiêu nhãn vở ?

11) Một người bán khoai cho 3 người : Người thứ nhất mua $ \displaystyle \frac{1}{4}$ số khoai và l0kg. Người thứ hai mua $ \displaystyle \frac{5}{{11}}$ số khoai còn lại và l0kg, người thứ ba mua 50kg thì hết. Hỏi số lượng khoai đã bán là bao nhiêu ki-lô-gam ?

12) Một học sinh đọc 1 quyển truyện trong 3 ngày. Ngày đầu em đọc được $ \displaystyle \frac{1}{5}$ số trang và 16 trang. Ngày thứ hai đọc được $ \displaystyle \frac{3}{{10}}$ số trang còn lại và 20 trang, ngày thứ ba em đọc được $ \displaystyle \frac{3}{4}$ số trang còn lại và 30 trang cuối cùng. Hỏi quyển sách đó có bao nhiêu trang ?

13) Kiên, Hoà và Bình có tất cả 24 quyển vở. Nếu Kiên cho Hoà một số vở bằng số vở Hoà hiện có, rồi Hoà lại cho Bình một số vở bằng số vở Bình hiện có, rồi Bình lại cho Kiên một số vở bằng số vở Kiên hiện có thì lúc đó ba bạn đều có số vở bằng nhau.

Hỏi lúc đầu mỗi bạn có bao nhiêu vở ?

14) Người ta chuyển 40 tấn gạo từ kho A sang kho B rồi lại chuyển từ kho B sang kho A một số gạo gấp 3 lần số gạo còn lại ở kho A. Tiếp tục chuyển thêm 2 đợi như thế nữa thì cuối cùng ở kho A có 480 tấn gạo, kho B có 20 tấn. Hỏi mỗi kho lúc đầu có bao nhiêu tấn gạo ?

Tiểu học

Bài toán tính tuổi ôn thi vào lớp 6 trường Lương Thế Vinh

1854

Dưới đây là dạng bài toán ôn thi vào lớp 6 trường Lương Thế Vinh:

Hiện nay tuổi anh gấp 1,5 lần tuổi em và tuổi mẹ gấp đôi tổng số tuổi của hai anh em. 5 năm nữa, tuổi mẹ gấp 1,5 lần tổng số tuổi của hai anh em. Tính tuổi em hiện nay?

Lời giải:

Hiện nay:
2 con !—!—!—!—!
Mẹ. !—!—!…!—! ( 8 đoạn )
5 năm sau 2 con tăng 2 đoạn & mẹ tăng 1 đoạn như thế:
2 con !—!—!—!—!—!—!
Mẹ. !—!—!….!—! ( 9 đoạn )
Theo sơ đồ mỗi đoạn thẳng tương ứng với 5 năm
Tuổi 2 con hiện nay
4 x 5 = 20 tuổi
Tuổi em hiện nay
20 : ( 1 + 1,5 ) x 1 = 8 tuổi

Toán lớp 5

Bài toán hai tỉ số, hiệu không đổi – Toán nâng cao lớp 5

1952

Bài toán: 10 năm trước đây tuổi mẹ gấp 10 lần tuổi con, sau 22 năm nữa tuổi con bằng nửa tuổi mẹ . Tính tuổi mỗi người hiện nay ?

Bài giải:

Ta có sơ đồ:

Tuổi con 10 năm trước: |—|

Tuổi mẹ 10 năm trước:  |—|—|—|—|—|—|—|—|—|—|

Tuổi con 10 năm trước ứng với: $ \displaystyle \frac{1}{{10-1}}=\frac{1}{9}$ (hiệu số tuổi 2 người)

Tuổi con 22 năm sau: |—|

Tuổi mẹ 22 năm sau:  |—|—|

Tuổi con 22 năm sau ứng với: $ \displaystyle \frac{1}{{2-1}}=1$ (hiệu số tuổi 2 người)

Hiệu số tuổi của con 22 năm sau so với tuổi của con 10 năm trước là: 22 + 10 = 32 (tuổi)

=> 32 tuổi ứng với: $ \displaystyle 1-\frac{1}{9}=\frac{8}{9}$ (hiệu số tuổi 2 người)

=> Hiệu số tuổi của mẹ và con là: $ \displaystyle 32:\frac{8}{9}=36$ (tuổi)

Tuổi con 10 năm trước là: $ \displaystyle \frac{1}{9}\times 36=4$ (tuổi)

Tuổi con hiện nay là: 4 + 10 = 14 (tuổi)

Tuổi mẹ 10 năm trước là: 4 x 10 = 40 (tuổi)

Tuổi mẹ hiện nay là: 40 + 10 = 50 (tuổi)

Ngoài lề

Bài toán tăng năng suất lao động giảm thời gian hoàn thành công việc

1945

Nội dung bài toán như sau: Năng suất lao động tăng 60% thì thời gian hoàn thành giảm bao nhiêu %?

Lời giải:

Cùng công việc nên năng suất tỉ lệ nghịch với thời gian.
Năng suất sau khi tăng là

100% + 60% = 160%

Thời gian cần hoàn thành công việc với 160% năng suất là

100/160 = 5/8= 62,5%

Vậy Năng suất tăng 60% thì Thời gian phải giảm đi

100%-62,5%= 37,5%

Đáp số: 37,5%

Toán lớp 5

Bài toán cấu tạo số nâng cao hay dành cho học sinh lớp 5

1856

Bài toán cấu tạo số nâng cao hay dành cho học sinh lớp 5 ôn thi vào lớp 6 các trường chuyên như Amsterdam, Chu Văn An, Lương Thế Vinh, Đoàn Thị Điểm…

Bài toán: Năm 1996, tuổi của anh Phong bằng tổng các chữ số năm sinh của em Vân , còn tuổi của em Vân bằng tổng các chữ số năm sinh của anh Phong . Hỏi anh Phong và em Vân sinh năm nào? Biết anh Phong hơn em Vân 7 tuổi !

Gửi tặng các con lớp 5 đang ôn thi vào các trường chất lượng cao tham khảo lời giải của thầy Hiền bài này để các con học cách giải một bài toán cấu tạo số – Dạng toán các con thường rất sợ.

Bài toán cấu tạo số nâng cao hay dành cho học sinh lớp 5

Toán lớp 3

Giải bài toán rút về đơn vị lớp 3

1895

Tìm hiểu về dạng toán rút về đơn vị lớp 3 với bài toán dưới đây.

Bài toán: Một người đi xe đạp trong 15 phút đi được 3km. Nếu đi xe đạp đi đều như vậy trong 25 phút thì đi được bao nhiêu ki-lô-mét?

Giải:

Đi mỗi ki-lô-mét hết số phút là:

15 : 3 = 5 ( phút)

Trong 25 phút người đó đi được số ki-lô-mét là:

25 : 5 = 5 (km)

Đáp số: 5 km

Giải bài toán trên bằng cách lớp 4, lớp 5.

1 phút đi được số ki-lô-mét là:

3 : 15 = $ \displaystyle \frac{3}{{15}}$ = $ \displaystyle \frac{1}{{5}}$ (km)

Trong 25 phút người đó đi được số ki-lô-mét là:

$ \displaystyle \frac{1}{5}\times 25=5$ (km)

Đáp số: 5 km

Toán lớp 4

Giải bài toán tìm tuổi lớp 4 bằng sơ đồ đoạn thẳng

1614

Bài toán: Hiện nay tuổi của chủ Thái và cô Thảo cộng lại bằng tuổi của bà nội. Chú Thái hơn cô Thảo 5 tuổi, cô Thảo kém bà nội 33 tuổi. Hỏi tuồi của cô Thảo bằng $ \frac{4}{5}$ tuổi chú Thái cách đây bao nhiêu năm?

Hướng dẫn giải:

Vẽ sơ đồ
Tuổi cô Thảo: |—|
Tuổi chú Thái: |—|+5
Tuổi bà: |—|—|+5
Tuổi bà hơn tuổi cô Thảo là:
|—|+5 = 33
-> Tuổi cô Thảo hiện nay là: 33-5=28 (tuổi)

Khi cô thảo bằng 4/5 tuổi chú Thái thì tuổi của cô Thảo là:

5:(5-4) x 4= 20( tuổi)

Cách đây số năm là:

28-20= 8( năm)

Toán lớp 5

Bài toán tìm thời gian 2 con kiến gặp nhau – Toán lớp 5

1450

Bài toán: Hai con kiến ở 2 đầu 1 sợi dây dài 18m, cùng một lúc bò ngược chiều nhau, con kiến thứ nhất bò được 6m trong 1 phút, con kiến thứ hai bò được 3m trong 1 phút. Hỏi sau bao lâu hai con kiến gặp nhau?

Giải:

Tổng vận tốc của 2 con kiến là: (6:1) + ( 3:1) = 9 (m/phút)
Hai con kiến gặp nhau sau: 18 : 9 = 2 (phút)
Đ/S: 2 phút

Toán lớp 3

Bài toán tìm 2 số khi biết thương của 2 số là 5 dư 4

1814

Bài toán lớp 3: Tổng hai số là 64. Nếu lấy số lớn chia cho số bé thì được thương là 5 dư 4. Tìm hai số đó.

Hướng dẫn giải:

Khi lấy số lớn chia số bé được thương là 5 dư 4 => Số lớn gấp số bé 5 lần và 4 đơn vị
Ta có sơ đồ:
SB: /——/
SL: /——/——/——/——/——/-4-/ }64
6 lần số bé ứng với:
64 – 4 = 60
Số bé là:
60 : 6 = 10
Số lớn là:
10 x 5 + 4 = 54

Toán lớp 5

Giải bài toán tìm vận tốc của học sinh lớp 5

1598

Bài toán: Hai người đi xe đạp từ hai địa điểm cách nhau 12 km và đi cùng chiều. Nếu họ khởi hành cùng một lúc thì sau 3 giờ, người đi nhanh đuổi kịp người đi chậm. Nếu người đi nhanh đi sau người đi chậm là 1 giờ thì sau 5 giờ 30, người đi nhanh mới đuổi kịp người đi chậm. Tính vận tốc của mỗi người.

Lời giải:

Vận tốc người đi nhanh hơn vận tốc người đi chậm là
12 :3=4km/h
Thời gian người đi nhanh phải đi thêm để đuổi kịp người đi chậm khi đi trước 1h
(5h30 p – 3h) =2h30p=2,5h
Vận tốc người đi chậm
4x 2,5 =10 km/h
Vận tốc người đi nhanh
10 +4=14 km/h

Toán lớp 10

Bài toán tìm Sin18 độ bằng nhiều cách

1902

Ta có thể tính Sin 18 độ bằng nhiều cách khác nhau miễn là ra được kết quả đúng.

Cách 1: 

Bài toán tìm Sin18 độ bằng nhiều cách

Cách 2:

Bài toán tìm Sin18 độ bằng nhiều cách-1

Tiểu học

Bài toán tìm các chữ số a, b, c hay và khó

1439

Bài toán: Tìm các chữ số a, b, c biết: $ \displaystyle \overline{{\operatorname{acc}}}\times 5=\overline{{\operatorname{ccb}}}\times 2$.

Bài toán tìm các chữ số a, b, c hay và khó

Tiểu học

Bài tập phát triển IQ cho học sinh tiểu học

Những bài tập dưới đây dành cho học sinh tiểu học luyện tập IQ. Lứa tuổi này rất dễ để luyện tập nâng cao khả năng phân tích và ghi nhớ.

2224

Bài tập chọn hình điền vào ô trống phù hợp với quy luật.

Bài tập phát triển IQ cho học sinh tiểu học

Bài tập phát triển IQ cho học sinh tiểu học-1

Bài tập phát triển IQ cho học sinh tiểu học-2

Bài tập phát triển IQ cho học sinh tiểu học-3

Bài tập phát triển IQ cho học sinh tiểu học-4

Bài tập phát triển IQ cho học sinh tiểu học-5

Bài tập phát triển IQ cho học sinh tiểu học-6

Bài tập phát triển IQ cho học sinh tiểu học-7

Bài tập phát triển IQ cho học sinh tiểu học-8

Bài tập phát triển IQ cho học sinh tiểu học-9

Bài tập phát triển IQ cho học sinh tiểu học-10

Bài tập phát triển IQ cho học sinh tiểu học-11

Bài tập phát triển IQ cho học sinh tiểu học-13

Bài tập phát triển IQ cho học sinh tiểu học-14

Bài tập phát triển IQ cho học sinh tiểu học-15

Bài tập phát triển IQ cho học sinh tiểu học-16

Bài tập phát triển IQ cho học sinh tiểu học-17

Bài tập phát triển IQ cho học sinh tiểu học-18

Bài tập phát triển IQ cho học sinh tiểu học-19

Bài tập phát triển IQ cho học sinh tiểu học-20

Bài tập phát triển IQ cho học sinh tiểu học-21

Bài tập phát triển IQ cho học sinh tiểu học-22

Bài tập phát triển IQ cho học sinh tiểu học-23

*Download file word Bài tập phát triển IQ cho học sinh tiểu học.docx bằng cách click vào nút Tải về dưới đây.

Mầm non

Bài tập phát triển tư duy cho trẻ mầm non cực hay

Những bài tập dưới đây sẽ giúp các bé ở lứa tuổi mầm non phát triển tư duy về nhận biết màu sắc, hình ảnh, hình khối, rất tốt cho IQ của trẻ.

2301

Mỗi bài tập là một màu, hình dạng, mẫu riêng. Đều chọn hình lấp đầy vào chỗ trống.

Bài tập phát triển tư duy cho trẻ mầm non cực hay

Bài tập phát triển tư duy cho trẻ mầm non cực hay-1

Bài tập phát triển tư duy cho trẻ mầm non cực hay-2

Bài tập phát triển tư duy cho trẻ mầm non cực hay-3

Bài tập phát triển tư duy cho trẻ mầm non cực hay-4

Bài tập phát triển tư duy cho trẻ mầm non cực hay-5

Bài tập phát triển tư duy cho trẻ mầm non cực hay-6

Bài tập phát triển tư duy cho trẻ mầm non cực hay-7

Bài tập phát triển tư duy cho trẻ mầm non cực hay-8

Bài tập phát triển tư duy cho trẻ mầm non cực hay-9

Bài tập phát triển tư duy cho trẻ mầm non cực hay-10

Bài tập phát triển tư duy cho trẻ mầm non cực hay-11

Mầm non

Bài tập dạy trẻ mầm non nhận biết các số 1, 2, 3, 4, 5

Chia sẻ hình ảnh các bài tập dạy cho trẻ mầm non nhận biết tập đếm các số 1, 2, 3, 4, 5. Dạy trẻ nối hình với số tương ứng, tập viết số.

2010

Bố mẹ chỉ vào hình và dạy trẻ đọc rồi cho trẻ viết.

Tập nhận biết số 1:
Bài tập dạy trẻ mầm non nhận biết các số 1, 2, 3, 4, 5Bài tập dạy trẻ mầm non nhận biết các số 1, 2, 3, 4, 5-1

Tập nhận biết số 2:

Bài tập dạy trẻ mầm non nhận biết các số 1, 2, 3, 4, 5-2

Bài tập dạy trẻ mầm non nhận biết các số 1, 2, 3, 4, 5-3

Tập nhận biết số 3:

Bài tập dạy trẻ mầm non nhận biết các số 1, 2, 3, 4, 5-4

Bài tập dạy trẻ mầm non nhận biết các số 1, 2, 3, 4, 5-5

Tập nhận biết số 4:

Bài tập dạy trẻ mầm non nhận biết các số 1, 2, 3, 4, 5-6

Bài tập dạy trẻ mầm non nhận biết các số 1, 2, 3, 4, 5-7

Tập nhận biết số 5:

Bài tập dạy trẻ mầm non nhận biết các số 1, 2, 3, 4, 5-8

Bài tập dạy trẻ mầm non nhận biết các số 1, 2, 3, 4, 5-9

Mầm non

Một số bài tập phát triển tư duy cho trẻ 4-6 tuổi

Phát triển tư duy cho trẻ từ 4 tới 6 tuổi bằng các bài tập đơn giản như điền số còn thiếu theo thứ tự, đếm số lượng, nối, chọn nhiều hơn, ít hơn.

3107

Một số bài tập phát triển tư duy cho trẻ 4-6 tuổi

Một số bài tập phát triển tư duy cho trẻ 4-6 tuổi-1

Một số bài tập phát triển tư duy cho trẻ 4-6 tuổi-2

Một số bài tập phát triển tư duy cho trẻ 4-6 tuổi-3

Một số bài tập phát triển tư duy cho trẻ 4-6 tuổi-4

Một số bài tập phát triển tư duy cho trẻ 4-6 tuổi-5

Một số bài tập phát triển tư duy cho trẻ 4-6 tuổi-6

Một số bài tập phát triển tư duy cho trẻ 4-6 tuổi-7

Mầm non

Một số câu mẹ hỏi trẻ 4-5 tuổi trả lời

Khi trẻ được 4-5 tuổi, cha mẹ cần dạy trẻ bằng cách hỏi trẻ những câu hỏi về tự nhiên, ngôn ngữ, toán học, quan sát, sáng tạo.

2402

Xem những hình ảnh dưới đây rồi hỏi bé và dạy bé trả lời.

Một số câu mẹ hỏi trẻ 4-5 tuổi trả lời

Một số câu mẹ hỏi trẻ 4-5 tuổi trả lời-1

Một số câu mẹ hỏi trẻ 4-5 tuổi trả lời-2

Một số câu mẹ hỏi trẻ 4-5 tuổi trả lời-3

Một số câu mẹ hỏi trẻ 4-5 tuổi trả lời-4

Một số câu mẹ hỏi trẻ 4-5 tuổi trả lời-5

Một số câu mẹ hỏi trẻ 4-5 tuổi trả lời-6

Một số câu mẹ hỏi trẻ 4-5 tuổi trả lời-7

Một số câu mẹ hỏi trẻ 4-5 tuổi trả lời-8

Một số câu mẹ hỏi trẻ 4-5 tuổi trả lời-9

Mầm non

Một vài câu mẹ hỏi trẻ 2 tuổi trả lời

Khi trẻ được khoảng gần 2 tuổi thì cha mẹ cần dạy bé tiếp xúc với mọi vật, thiên nhiên xung quanh bằng cách hỏi bé và dạy bé trả lời.

2005

Một vài câu mẹ hỏi trẻ 2 tuổi trả lời

Một vài câu mẹ hỏi trẻ 2 tuổi trả lời-1

Một vài câu mẹ hỏi trẻ 2 tuổi trả lời-2

Một vài câu mẹ hỏi trẻ 2 tuổi trả lời-3

Một vài câu mẹ hỏi trẻ 2 tuổi trả lời-4

Một vài câu mẹ hỏi trẻ 2 tuổi trả lời-5

Một vài câu mẹ hỏi trẻ 2 tuổi trả lời-6

Một vài câu mẹ hỏi trẻ 2 tuổi trả lời-7

Một vài câu mẹ hỏi trẻ 2 tuổi trả lời-8

Một vài câu mẹ hỏi trẻ 2 tuổi trả lời-9

Mầm non

Bài tập cộng trong phạm vi 10 cho trẻ 5-6 tuổi bằng hình ảnh

Dưới đây là bài tập cộng trong phạm vi 10 dành cho trẻ 5 đến 6 tuổi thực hành phép cộng với các bài toán là hình ảnh dễ học.

3383

Bài tập thứ nhất viết phép cộng theo mẫu: (1+4=5) và điền vào bên dưới hình ảnh.

Bài tập cộng trong phạm vi 10 cho trẻ 5-6 tuổi bằng hình ảnh

Bài tập cộng trong phạm vi 10 cho trẻ 5-6 tuổi bằng hình ảnh-1

Không cần viết phép cộng, ghi ngay đáp án vào ngay sau dấu bằng. Ví dụ 5 cái kem cộng 3 cái kém bằng mấy cái kem thì chỉ cần ghi số vào.

Bài tập cộng trong phạm vi 10 cho trẻ 5-6 tuổi bằng hình ảnh-2

Bài tập tiếp theo: Đặt phép tính theo hàng dọc để cộng.

Bài tập cộng trong phạm vi 10 cho trẻ 5-6 tuổi bằng hình ảnh-3

Bài tập khó hơn: Điền số còn thiếu vào dấu ba chấm sao cho phù hợp.

Bài tập cộng trong phạm vi 10 cho trẻ 5-6 tuổi bằng hình ảnh-4

Bài tập cuối cùng là tô màu vào phép cộng dựa theo đáp án trên cùng. Chẳng hạn 1+5=6 thì tô màu tím vào phép tính.

Bài tập cộng trong phạm vi 10 cho trẻ 5-6 tuổi bằng hình ảnh-5

*Download file word Bài tập cộng trong phạm vi 10 cho trẻ 5-6 tuổi bằng hình ảnh.docx bằng cách click vào nút Tải về dưới đây.

Toán lớp 5

Bài toán tính tổng của học sinh lớp 5

1571

Bài toán: Tính tổng

$ \displaystyle E=\frac{2}{{15}}+\frac{3}{{40}}+\frac{{11}}{{152}}+\frac{{13}}{{608}}+\frac{{25}}{{1824}}+\frac{{30}}{{4959}}$

Lời giải:

Thử với 2 phân số đầu tiên của tổng E dễ thấy:

$ \displaystyle \frac{2}{{15}}=\frac{1}{3}-\frac{1}{5};\frac{3}{{40}}=\frac{1}{5}-\frac{1}{8}\ldots $

Nên $ \displaystyle E=\frac{1}{3}-\frac{1}{5}+\frac{1}{5}-\frac{1}{8}+\frac{1}{8}-\frac{1}{{19}}+\frac{1}{{19}}-\frac{1}{{32}}+\frac{1}{{32}}-\frac{1}{{57}}+\frac{1}{{57}}-\frac{1}{{87}}=\frac{1}{3}-\frac{1}{{87}}=\frac{{28}}{{87}}$