Toán lớp 6

Bài toán chia hết nâng cao lớp 6 có lời giải

Hướng dẫn học sinh lớp 6 giải dạng toán chia hết nâng cao qua bài tập có lời giải chi tiết dễ hiểu.

2128

Bài toán 1:

a) Chứng minh $ \displaystyle {{7}^{{14}}}-{{7}^{{13}}}+{{7}^{{12}}}\vdots 43$;  $ \displaystyle {{9}^{{201}}}+{{1}^{{330}}}\vdots 10$

b) Chứng minh $ \displaystyle {{4}^{{13}}}\cdot {{3}^{{23}}}-{{6}^{{23}}}\vdots 7$;  $ \displaystyle {{9}^{{201}}}+{{1}^{{330}}}\vdots 10$

c) Chứng minh $ \overline{{abc}}\vdots 7$. Chứng minh $9a + 3b + c$ chia hết cho 7.

d) Chứng minh rằng: nếu $ \overline{{abc}}\vdots 99$ thì $ \displaystyle \overline{{ab}}+\overline{{cd}}\vdots 99$.

Giải:

a) $ {{7}^{{14}}}-{{7}^{{13}}}+{{7}^{{12}}}={{7}^{{12}}}({{7}^{2}}-7+1)={{7}^{{12}}}\cdot \,\,43\,\,\vdots \,\,43$

$ {{3}^{{201}}}+{{2}^{{33}}}\vdots 5$

$ {{3}^{{201}}}=3\cdot {{3}^{{200}}}=3\cdot {{9}^{{100}}}$

Nhận thấy: $ {{9}^{n}}$có tận cùng là 1 nếu n chẵn và tận cùng là 9 nếu n lẻ

$ \Rightarrow {{9}^{{100}}}$ có tận cùng là số 1 $ \Rightarrow 3\cdot {{9}^{{100}}}$ có tận cùng là 3

b)

Nhận thấy: $ {{8}^{5}}$ có tận cùng là 8 $ \Rightarrow {{8}^{6}}$có tận cùng là 4 $ \Rightarrow {{8}^{5}}\cdot {{8}^{6}}={{8}^{{11}}}$ có tận cùng là 2

$ \Rightarrow {{3}^{{201}}}+{{2}^{{33}}}\vdots 5$ có tận cùng là 3 + 2 = 5.

Vậy $ {{3}^{{201}}}+{{2}^{{33}}}\vdots 5$

$ {{4}^{{13}}}\cdot {{3}^{{23}}}-{{6}^{{23}}}\vdots 7$

$ \displaystyle \begin{array}{l}{{4}^{{13}}}\cdot {{3}^{{23}}}-{{6}^{{23}}}={{({{2}^{2}})}^{{13}}}\cdot {{3}^{{23}}}-{{6}^{{23}}}={{2}^{{26}}}\cdot {{3}^{{23}}}-{{6}^{{23}}}\\={{2}^{{23}}}\cdot {{2}^{3}}\cdot {{3}^{{23}}}-{{6}^{{23}}}={{6}^{{23}}}\cdot {{2}^{3}}-{{6}^{{23}}}={{6}^{{23}}}({{2}^{3}}-1)\\={{6}^{{23}}}\cdot \,7\vdots 7\end{array}$

$ {{9}^{{201}}}+{{1}^{{330}}}\vdots 10$

Nhận thấy: $ {{9}^{n}}$ có tận cùng là 1 nếu n chẵn và tận cùng là 9 nếu n lẻ

$ \Rightarrow {{9}^{{201}}}$ có tận cùng là 9

$ {{9}^{{201}}}+{{1}^{{330}}}={{9}^{{201}}}+1$ có tận cùng là 10 nên chia hết cho 10.

c)

$ \begin{array}{l}\overline{{abc}}=100a+10b+c=9a+91a+3b+7b+c\\=(9a+3b+c)+(91a+7b)\end{array}$

Do $ 91a+7b=7\cdot (13a+b)\vdots 7$

Nên $ (9a+3b+c)\vdots 7$ (đpcm)

d)

$ \displaystyle \overline{{abcd}}=100\overline{{ab}}+\overline{{cd}}=99\overline{{ab}}+\left( {\overline{{ab}}+\overline{{cd}}} \right)\vdots 99$

Mà $ \displaystyle 99\overline{{ab}}\vdots 99\Rightarrow \left( {\overline{{ab}}+\overline{{cd}}} \right)\vdots 99$ (đpcm)

Bài toán 2: Cho $ \displaystyle A=2+{{2}^{2}}+{{2}^{3}}+{{2}^{4}}+\ldots \ldots \ldots \ldots +{{2}^{{100}}}$

a) Chứng minh rằng: A chia hết cho 3, cho 6

b) Tìm chữ số tận cùng của A.

Giải:

a)

$ \displaystyle \begin{array}{l}A=2+{{2}^{2}}+{{2}^{3}}+{{2}^{4}}+\ldots \ldots \ldots \ldots +{{2}^{{100}}}\\\,\,\,\,\,=\left( {2+{{2}^{2}}} \right)+\left( {{{2}^{3}}+{{2}^{4}}} \right)+\ldots +\left( {{{2}^{{99}}}+{{2}^{{100}}}} \right)\\\,\,\,\,\,=6+{{2}^{2}}\cdot \left( {2+{{2}^{2}}} \right)+{{2}^{4}}\cdot \left( {2+{{2}^{2}}} \right)+…+{{2}^{{98}}}\cdot \left( {2+{{2}^{2}}} \right)\\\,\,\,\,\,=6+{{2}^{2}}\cdot 6+{{2}^{4}}\cdot 6+…+{{2}^{{98}}}\cdot 6\\\,\,\,\,\,=6\cdot (1+{{2}^{2}}+{{2}^{4}}+…+{{2}^{{98}}})\vdots 6\end{array}$

A chia hết cho 6 nên A chia hết cho 3 và 2.

b)

$ \displaystyle \begin{array}{l}A=2+{{2}^{2}}+{{2}^{3}}+{{2}^{4}}+\ldots \ldots \ldots \ldots +{{2}^{{100}}}\\\,\,\,\,\,=\left( {2+{{2}^{2}}+{{2}^{3}}+{{2}^{4}}} \right)+\left( {{{2}^{5}}+{{2}^{6}}+{{2}^{7}}+{{2}^{8}}} \right)+\ldots +\left( {{{2}^{{97}}}+{{2}^{{98}}}+{{2}^{{99}}}+{{2}^{{100}}}} \right)\\\,\,\,\,\,=\left( {2+{{2}^{2}}+{{2}^{3}}+{{2}^{4}}} \right)+{{2}^{4}}\cdot \left( {2+{{2}^{2}}+{{2}^{3}}+{{2}^{4}}} \right)+\ldots +{{2}^{{96}}}\cdot \left( {2+{{2}^{2}}+{{2}^{3}}+{{2}^{4}}} \right)\\\,\,\,\,\,=\left( {2+{{2}^{2}}+{{2}^{3}}+{{2}^{4}}} \right)\cdot \left( {1+{{2}^{4}}+\ldots +{{2}^{{96}}}} \right)\\\,\,\,\,\,=30\cdot \left( {1+{{2}^{4}}+\ldots +{{2}^{{96}}}} \right)\vdots 5\end{array}$

A chia hết cho 2 và 5 nên chia hết cho 10.

Vậy A có tận cùng là 0.

Toán lớp 6

27 bài ôn thi học kì 1 môn Toán 6

Các bài toán lớp 6 ôn thi học kì 1 bao gồm cả số học và hình học giúp học sinh chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra HK1 sắp tới.

1895

27 bài ôn thi học kì 1 môn Toán 6

27 bài ôn thi học kì 1 môn Toán 6

27 bài ôn thi học kì 1 môn Toán 6

Toán lớp 6

Một số bài toán tìm Tập hợp, Bội chung

1988

Bài 1: Tìm các tập hợp sau rồi tìm BC của chúng:

a, BCNN (60;280)       b, BCNN(84;108)                   c, BCNN(13;15)         d, BCNN(10;12;15)

Bài 2: Tìm các tập hợp sau rồi tìm BC của chúng:

a, BCNN(8;9;11)        b, BCNN(24;40;168)              c, BCNN(40;52)         d, BCNN(42;70;180)

Bài 3: Tìm các tập hợp sau rồi tìm BC của chúng:

a, BCNN(770;220)     b, BCNN(154;220)                 c, BCNN(12;36)         d, BCNN(28;56;560)

Bài 4: Tìm các tập hợp sau rồi tìm BC của chúng:

a, BCNN(25;39)         b, BCNN(100;120;140)

Bài 5: Tìm BCNN của:

a, 51 ; 102 và 153;                  b, 15 ; 18 và 120;        c, 600 ; 840 và 37800;             d, 72 ; 1260 và 2520.

Bài 6: Cho a = 15, b = 25. Hãy tìm:

a, BCNN của (a; b);                b, BC (a; b) nhỏ hơn 300

Bài 7: Cho các số tự nhiên 16 , 25 và 32. So sánh

a, BCNN (16; 25) và BCNN (16; 32);                        b, BCNN (16; 25) và BCNN (25; 32);

c, BCNN (16; 32) và BCNN (25; 32).

Bài 8: Trong các số sau đây, BCNN gấp mấy lần ƯCLN

a, 42; 63 và 105;                     b, 80; 120 và 1000?

Bài 9: Tìm số tự nhiên a nhỏ nhất khác 0 biết rằng a 15 và a 18

Bài 10: Tìm các BC nhỏ hơn 200 của 30 và 45

Bài 11: Tìm số tự nhiên x biết rằng x $ \vdots $ 12, x $ \vdots $ 21 và x $ \vdots $28 và 150<x<300

Bài 12: Tìm số tự nhiên a nhỏ nhất khác 0 biết rằng a 126 và a 198

Bài 13: Tìm các bội chung của 15 và 25 mà nhỏ hơn 400

Bài 14: Tìm số tự nhiên a nhỏ nhất khác 0 biết rằng: a$ \vdots $ 40 ,a $ \vdots $220 và a$ \vdots $ 24

Bài 15: Tìm các bội chung có ba chữ số của 50,125 và 250

Bài 16: Tìm các BC lớn hơn 100 nhưng nhỏ hơn 400 của 8 và 15

Bài 17: Tìm các BC có 3 chữ số của 21 , 35 và 175

Bài 18: Tìm số tự nhiên x nhỏ nhất khác 0, biết rằng: x $ \vdots $126 và x $ \vdots $198.

Bài 19: Tìm BCNN (a, b, c), biết rằng a là số tự nhiên nhỏ nhất có 2 chữ số, b là số tự nhiên lớn nhất có ba chữa số và c là số tự nhiên nhỏ nhất có 4 chữ số.

Toán lớp 6

Một số bài toán tìm Tập hợp, Ước chung

1722

Bài 1: Tìm các tập hợp sau:

a, ƯCLN (12;30)                     b, ƯCLN (8;9)                        c, ƯCLN (8;12;15)      d,ƯCLN (24;16;8 )

Bài 2: Tìm các tập hợp sau:

a, ƯCLN (56;140)                   b, ƯCLN (24;84;180)              c, ƯCLN (60;180)       d,ƯCLN (15;19)

Bài 3: Tìm các tập hợp sau:

a, ƯCLN (16;80;176)             b, ƯCLN (18;30;77)               c, ƯCLN (180;234)    d, ƯCLN (60;90;135)

Bài 4: Tìm các tập hợp sau:

a, ƯC(8;12)                             b, ƯC(40;60)                           c, ƯC(28;39;25)          d, ƯC(36;60;72)

Bài 5: Tìm số tự nhiên a lớn nhất sao cho 420$ \vdots $ a và 700 $ \vdots $a

Bài 6: Tìm các ước lớn hơn 20 của 144 và 192

Bài 7: Tìm số tự nhiên x biết rằng 112$ \vdots $x , 140$ \vdots $x và 10<x<20

Bài 8: Tìm số tự nhiên a lớn nhất biết rằng 480$ \vdots $a và 600$ \vdots $a

Bài 9: Tìm số tự nhiên x biết rằng 126$ \vdots $x và 210$ \vdots $x và 15<x<30

Bài 10: Tìm các ước chung của 108 và 180 mà lớn hơn 15

Bài 11: Tìm các tập hợp sau:

a, ƯC(60;88)               b, ƯC(150;168;210)                c, ƯC(10;20;70)                d,ƯC(5661;5291;4292)

Bài 12: Tìm các tập hợp sau:

a,ƯC(12;48)                b, ƯC(24;36)                           c, ƯC(72;36;180)              d, ƯC(36;80;156)

Bài 13: Tìm các tập hợp sau:

a, ƯC(28;77;45)          b, ƯC(36;60;72)                      c, ƯC(360;600;840)          d, ƯC(108;162)

Bài 14: Tìm số tự nhiên a biết rằng 720$ \vdots $a và 540$ \vdots $a và 70<a<100

Bài 15: Tìm số tự nhiên b biết rằng 120$ \vdots $b, 300$ \vdots $b và b>20

Toán lớp 9

Bài toán thực hiện phép tính, rút gọn biểu thức đại số

Rút gọn biểu thức đại số và thực hiện phép tính là một dạng toán cơ bản trong chương trình Toán THCS nói chung và Toán lớp 9 nói riêng.

2007

Bài toán thực hiện phép tính, rút gọn biểu thức đại số

Bài toán thực hiện phép tính, rút gọn biểu thức đại số

Toán lớp 7

Giải bài toán rút gọn chứa lũy thừa lớp 7

1920

Bài toán: Rút gọn $ \displaystyle \dfrac{{{25}^{4}\cdot {45}^{6}}}{{{15}^{{12}}\cdot 9}}$

Giải:

$ \displaystyle \dfrac{{{25}^{4}\cdot {45}^{6}}}{{{15}^{{12}}\cdot 9}}=\dfrac{{5^{8}\cdot 5^{6}\cdot 9^{6}}}{{5^{{12}}\cdot 3^{{12}}\cdot 3^{2}}}=\dfrac{{5^{{14}}\cdot 3^{{12}}}}{{5^{{12}}\cdot 3^{{15}}}}=\dfrac{{5^{2}}}{{3^{2}}}=\dfrac{{25}}{9}$

Toán lớp 9

Các bài toán về hệ thức lượng trong tam giác vuông

Bài tập hình học áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông để giải.

1733

Các bài toán về hệ thức lượng trong tam giác vuông

Các bài toán về hệ thức lượng trong tam giác vuông

Toán lớp 6

Một số bài toán tính nhanh cơ bản cho học sinh lớp 6

2037

Bài 1: Tính tổng sau đây một cách hợp lý nhất.

a/ 67 + 135 + 33

b/ 277 + 113 + 323 + 87

ĐS: a/ 235                      b/ 800

Bài 2: Tính nhanh các phép tính sau:

a/ 8 . 17 . 125

b/ 4 . 37 . 25

ĐS:  a/ 17000                 b/ 3700

Bài 3: Tính nhanh một cách hợp lí:

a/ 997 + 86                                                  b/ 37. 38 + 62. 37

c/ 43. 11; 67. 101; 423. 1001                        d/ 67. 99 ; 998. 34

e) 135 + 360 + 65 + 40

Hướng dẫn giải

a/ Cách 1: Sử dụng tính chất kết hợp của phép cộng.

997 + (3 + 83) = (997 + 3) + 83 = 1000 + 80 = 1083

Cách 2: Thêm vào số hạng này đồng thời bớt đi số hạng kia với cùng một số.

997 + 86 = (997 + 3) + (86 -3) = 1000 + 83 = 1083

b/ Sử dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.

38 + 62. 37 = 37.(38 + 62) = 37.100 = 3700.

c/ 43. 11 = 43.(10 + 1)  = 43.10 + 43. 1 = 430 + 43 = 4373.

67.101= 6767

423.1001 = 423 423

d/ 67. 99 = 67.(100 – 1) = 67.100 – 67 = 6700 – 67 = 6633

34 = 34. (100 – 2) = 34.100 – 34.2 = 3400 – 68 = 33 932

e) 135 + 360 + 65 + 40 = (135 + 65) + ( 360 + 40) = 200 + 400 = 600.

Bài 4: Tính nhanh các phép tính:

a/ 37581 – 9999                                          b/ 7345 – 1998

c/ 485321 – 99999                                       d/ 7593 – 1997

Hướng dẫn giải

a/ 37581 – 9999 = (37581 + 1 ) – (9999 + 1) = 37582 – 10000 = 89999

b/ 7345 – 1998 = (7345 + 2) – (1998 + 2) = 7347 – 2000 = 5347

c/ ĐS: 385322

d/ ĐS: 5596

Bài 5: Tính tổng sau đây một cách hợp lý nhất.

a) 67 + 135 + 33

b) 277 + 113 + 323 + 87

a) 28. 64 + 28. 36 = 28.(64 + 36 ) = 28. 100 = 2800

b) 3. 25. 8 + 4. 37. 6 + 2. 38. 12 = 24. 25 + 24. 37 + 24. 38 = 24.(25 + 37 + 38 )
= 24. 100 = 2400

Hướng dẫn giải

a) 67 + 135 + 33 =(67+33) + 135 = 100 + 135 = 235

b) 277 + 113 + 323 + 87 = (277+ 323) + (113+ 87) = 600 + 200 = 800

c) Quy tắc đặt thừa số chung :

64 + 28. 36 = 28.(64 + 36 ) = 28. 100 = 2800

d) Quy tắc đặt thừa số chung :

25. 8 + 4. 37. 6 + 2. 38. 12 = 24. 25 + 24. 37 + 24. 38 = 24.(25 + 37 + 38 )

Bài 6: Tính nhanh các phép tính sau:

a) 8.17.125                                                    b) 4.37.25

Hướng dẫn giải

a) 8.17.125 = (8 .25).17 =100.17=1700

b) 4.37.25 = ( 25.4).37 = 100.7=700

Bài 7: Tính nhanh:

a) 25. 12                      b) 34. 11                          c) 47. 101

d) 15.302                    e) 125.18                         g) 123. 1001

Bài 8: Tính bằng cách hợp lí nhất:

a) 5. 125. 2. 41. 8

b) 25. 7. 10. 4

c) 8. 12. 125. 2

d) 4. 36. 25. 50

Bài 9: Tính bằng cách hợp lí nhất:

a) 38. 63 + 37. 38

b) 12.53 + 53. 172– 53. 84

c) 35.34 +35.38 + 65.75 + 65.45

d)  8 + 60.2 + 21.8

e) 28 + 36.82 + 64.69 + 64.41

Toán lớp 6

Các bài toán tính tổng theo quy luật ở mức độ cơ bản lớp 6

Với các bài toán tính tổng theo quy luật ở mức độ cơ bản ta thường dùng kĩ thuật nhóm số hạng sao cho mở mỗi nhóm tổng các số hạng đều bằng nhau.

1857

Bài 1: Tính giá trị các biểu thức sau:

A = (1 + 3 + 5 + 7 + 9 + 11 + 13 + 15).2

B = 17 + 19 + 21 + 23 + 25 + 27 + 29

Đ/S: A = 4. 16. 2 = 128            B = 46.3 + 23 = 161

Bài 2: Tính giá trị các biểu thức sau:

C = 2 + 4 + 6 + 8 + 10 + 12 + 14 + 16 + 18

D = (2 + 4 + 6 + 8 + 11  + 13 + 15 + 17 + 19).3

Đ/S: C = 4.20 + 10 = 90           D = (2.10 + 2.30 + 15).3 = 285

Bài 3: Tính giá trị các biểu thức sau:

C = 2.3 + 3.4 + 4.5 + 3.6 + 2.7  + 4.15

D = 3.(12 + 13 + 14 + 15) + 3(8 + 7 + 6 + 5)

Toán lớp 3

Làm thế nào để lấy ra đúng 1kg gạo?

2033

Bài toán: Có một cân ở 2 đĩa, một quả cân 2kg và 1 bao gạo nặng 5kg. Làm thế nào để lấy ra đúng 1kg gạo? Nêu cách làm.

Giải:

Lần 1: Đặt quả cân ở một bên, đổ gạo cho thăng bằng ta có 2 kg gạo, phần gạo còn lại là 3kg

Lần 2: Đặt 3kg gạo còn lại ở một bên, đặt qua cân ở bên còn lại. Đổ gạo vào đĩa có quả cân cho đến khi thăng bằng, phần gạo trong đĩa có quả cân là 1kg

Toán lớp 3

Thứ Năm cuối cùng của tháng Mười là ngày bao nhiêu?

2011

Bài toán: Biết tháng Mười có 31 ngày. Nếu thứ Năm đầu tiên của tháng 10 là ngày 4, thì thứ Năm cuối cùng của tháng Mười là ngày bao nhiêu?

Giải:

*Chú ý: Các ngày thứ Năm trong 1 tháng cách nhau 7 ngày.

Các ngày thứ Năm trong tháng Mười là: 4, 11, 18, 25

Vậy ngày thứ Năm cuối cùng của tháng Mười là ngày 25

Toán lớp 5

Bài toán giảm số % chiều rộng để diện tích hình chữ nhật không đổi

1724

Bài toán: Nếu chiều dài hình chữ nhật tăng thêm 25% thì cần giảm chiều rộng của hình chữ nhật đi bao nhiêu phần trăm để diện tích hình chữ nhật không thay đổi?

Giải:

Coi chiều dài hình chữ nhật ban đầu là 100%. Chiều rộng ban đầu là 100%. Diện tích ban đầu là 100%

Thì chiều dài mới chiếm:

100%+25%=125% (chiều dài ban đầu)

Chiều rộng mới chiếm số % là:

100%:125×100=80% (chiều rộng ban đầu)

Vậy chiều rộng phải giảm đi số % là:

100%-80%=20%

Toán lớp 3

Chuồng nào có nhiều gia cầm hơn ?

1789

Bài toán: Nhà bác Thuần có tất cả 10 con gồm bốn loại: gà, vịt, ngan, ngỗng. Số con gà nhiều nhất, số con vịt ít nhất và không có hai loại gia cầm nào có số con bằng nhau. Bác Thuần chỉ có hai chuồng nên đã nhốt chung gà và vịt vào một chuồng, nhốt chung ngan và ngỗng một chuồng. Đố bạn biết chuồng nào có nhiều gia cầm hơn ?

Giải:

10=1+2+3+4. Gà nhiều nhất nên có 4 con, vịt ít nhất nên có 1 con, vậy chuồng nhốt gà vịt có:

4 +1 = 5 con

Chuồng ngan ngỗng có:

2 +3 = 5 con

Vậy: 2 chuồng có số gia cầm bằng nhau!

Toán lớp 5

Bài toán hình nâng cao chứng tỏ hình thang

1888

Bài toán hình nâng cao chứng tỏ hình thang

Lời giải của thầy Cao Hữu Hiền

Bài toán hình nâng cao chứng tỏ hình thang

Toán lớp 5

Bài toán tìm số bạn đi hái nấm?

1772

Bài toán: Có một số bạn nhỏ đi hái nấm. Nếu An cho Bình một nửa số nấm của mình thì các bạn sẽ có số nấm bằng nhau. Nếu An cho Châu tất cả số nấm của mình thì Châu sẽ có số nấm bằng tổng số nấm của tất cả các bạn còn lại. Hỏi có bao nhiêu bạn đi hái nấm ?

Giải:

Sau khi An cho Bình nửa số nấm của mình thì thì còn lại số nấm bằng các bạn và bằng:

1- 1/2 = 1/2 (số nấm ban đầu của An)

Tổng số nấm chiếm:

(1 +1/2)×2 = 3 (số nấm của A)

Số bạn đi hái nấm là:

3:1/2 = 6 (bạn)

Toán lớp 4

Giải bài toán tính bằng cách thuận tiện nâng cao lớp 4

2017

Bài toán: Tính bằng cách thuận tiện nhất

$ \displaystyle A=1+2-3-4+5+6-7-8+…+21+22$

Giải:

$ \displaystyle A=1+2-3-4+5+6-7-8+…+21+22$ (có tất cả 22 số)

$ \displaystyle A=1+2+(5-3)+(6-4)+(9-7)+(10-8)+…+(22-20)$ (có tất cả 10 cặp có dấu ngoặc đơn)

$ \displaystyle A=3+2+2+2+2+…+2$ (có tất cả 10 số 2)

$ \displaystyle A=3+2\times 10$

$ \displaystyle A=3+20=23$

Toán lớp 4

Giải bài toán tìm X nâng cao lớp 4

2031

Bài toán 1: Tìm $x$ biết $ \displaystyle 50-x+40=30$

Giải:

$ \displaystyle 50-x+40=30$

$ \displaystyle 50+40-x=30$

$ \displaystyle 90-x=30$

$ \displaystyle x=90-30$

$ \displaystyle x=60$

Bài toán 2: Tìm $x$ biết $ \displaystyle 12-34+x=56$

Giải:

$ \displaystyle 12-34+x=56$

$ \displaystyle 12+x-34=56$

$ \displaystyle 12+x=56+34$

$ \displaystyle 12+x=90$

$ \displaystyle x=90-12$

$ \displaystyle x=78$

Toán lớp 9

Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số y=x^2/2

1862

Bài tập: Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số $y=\dfrac{1}{2}x^{2}$ (y=x^2/2)

Tập xác định: $ D=\mathbb{R}$

$ a=\dfrac{1}{2}>0$, hàm số đồng biến nếu $ x>0$, hàm số nghịch biến nếu $ x<0$

Bảng giá trị hàm số y=1/2x^2

 $ x$ $ -2$ $ -1$ $ 0$ $ 1$ $ 2$
$ y=\dfrac{1}{2}x^{2}$ $ 2$ $ \dfrac{1}{2}$ $ 0$ $ \dfrac{1}{2}$ $ 2$

Đồ thị hàm số $ y=\dfrac{1}{2}x^{2}$ là đường cong Parabol đi qua điểm $O$, nhận $ Oy$ làm trục đối xứng, bề lõm hướng lên trên.

Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số y=x^2/2

Toán lớp 9

Bài toán vẽ đồ thị hàm số y = -x + 3

1641

Bài toán: Vẽ đồ thị hàm số y = -x + 3

Giải:

y = -x + 3.

x = 0 ⇒ y = 3

x = 1 ⇒ y = 2

Đồ thị hàm số y = -x + 3 là đường thẳng đi qua điểm $(0;3)$ và điểm $(1; 2)$.

Bài toán vẽ đồ thị hàm số y = -x + 3

Toán lớp 9

Bài toán vẽ đồ thị hàm số $y=\dfrac{2}{3}x+5$

1703

Bài toán: Vẽ đồ thị hàm số $y=\dfrac{2}{3}x+5$

Giải:

$y=\dfrac{2}{3}x+5$.

x = 0 ⇒ y = 5

x = -3 ⇒ y = 3

Đồ thị hàm số $y=\dfrac{2}{3}x+5$ là đường thẳng đi qua điểm $(0;5)$ và điểm $(-3; 3)$.

Bài toán vẽ đồ thị hàm số $y=\dfrac{2}{3}x+5$

Toán lớp 9

Bài toán vẽ đồ thị hàm số y = 2x + 5

2345

Bài toán: Vẽ đồ thị hàm số y = 2x + 5

Giải:

y = 2x + 5.

x = 0 ⇒ y = 5

x = -1 ⇒ y = 3

Đồ thị hàm số $y= 2x + 5$ là đường thẳng đi qua điểm $(0;5)$ và điểm $(-1; 3)$.

Bài toán vẽ đồ thị hàm số y = 2x + 5

Toán lớp 7

Giải bài toán vẽ đồ thị hàm số y = -x

2156

Bài toán: Vẽ đồ thị hàm số y = -x

Giải:

y = -x.

x = 0 ⇒ y = 0

x = 1 ⇒ y = -1

Đồ thị hàm số $y= -x$ là đường thẳng đi gốc tọa độ $O(0;0)$ và điểm $(1;-1)$

Giải bài toán vẽ đồ thị hàm số y = -x

Toán lớp 7

Giải bài toán vẽ đồ thị hàm số y = -2x

2090

Bài toán: Vẽ đồ thị hàm số y = -2x

Giải:

y = -2x.

x = 0 ⇒ y = 0

x = 1 ⇒ y = -2

Đồ thị hàm số $y= -2x$ là đường thẳng đi gốc tọa độ $O(0;0)$ và điểm $(1;-2)$

Giải bài toán vẽ đồ thị hàm số y = -2x

Toán lớp 7

Giải bài toán vẽ đồ thị hàm số y = 3x

2101

Bài toán: Vẽ đồ thị hàm số y = 3x

Giải:

y = 3x.

x = 0 ⇒ y = 0

x = 1 ⇒ y = 3

Đồ thị hàm số $y= 3x$ là đường thẳng đi gốc tọa độ $O(0;0)$ và điểm $(1;3)$

Giải bài toán vẽ đồ thị hàm số y = 3x

Toán lớp 7

Giải bài toán vẽ đồ thị hàm số y = x

2212

Bài toán: Vẽ đồ thị hàm số y = x

Giải:

y = x.

x = 0 ⇒ y = 0

x = 1 ⇒ y = 1

Đồ thị hàm số $y= x$ là đường thẳng đi gốc tọa độ $O(0;0)$ và điểm $(1;1)$

Giải bài toán vẽ đồ thị hàm số y = x

Toán lớp 5

Bài toán chứng minh diện tích 2 hình bằng nhau

1771

Bài toán: Hình dưới

Bài toán chứng minh diện tích 2 hình bằng nhau

Đáp án

Lời giải của thầy Cao Hữu Hiền:

S.ADC = S.BDC

S.EDC = S.HDC

Trừ 2 biểu thức trên cho nhau ta có:

S.AEC = S.BDH

Mà S.AEC = h x EG : 2

S.BDH = h x GH : 2

Suy ra EG = GH nên Xanh = Vàng

(h là chiều cao hình thang)

Toán lớp 4

Bài toán tìm số bị chia và thương

2076

Bài toán: Tìm số bị chia và thương của một phép chia có dư mà số bị chia là 6784, các số dư lần lượt là 21, 11 và cuối cùng là 22.

Giải:

Số bị chia có bốn chữ số, phép chia có ba lần số dư nên số chia là số có hai chữ số.

Ở lượt chia thứ nhất có số dư là 21, ta có: 67 – 21 = 46. Vậy số chia có thể là 23 hoặc 46.

Thực hiện tính chia 6784 lần lượt cho 23 và 46 thì phép tính 6784 : 23 = 294 (dư 22) phù hợp với điều kiện.

Toán lớp 5

Bài toán tìm số hoa mỗi bạn gấp được

1653

Bài toán: Hồng và Nhung cùng gấp hoa. Hồng gấp được nhiều hơn Nhung 17 bông. Khi Nhung cho Hồng 2 bông thì số hoa của Nhung bằng 2/5 số hoa của Hồng. Hỏi lúc đầu mỗi bạn gấp được bao nhiêu bông hoa?

Giải:

Nếu Nhung đưa Hồng 2 bông thì lúc này Hồng hơn Nhung số hoa là: 17+2+2= 21 bông.

Số hoa của Nhung lúc này là 2 phần, của Hồng là 5 phần. Chênh lệch là:5-2= 3 phần ứng với 21 bông hoa.

Số hoa ban đầu của Nhung là: 21:(5-2)x2+2 = 16 bông

Số hoa ban đầu của Hồng là: 16+17= 33 bông.

Bài toán tìm số hoa mỗi bạn gấp được

Toán lớp 5

Ban đầu mỗi thùng có bao nhiêu lít dầu?

1988

Bài toán: Có hai thùng dầu. Thùng thứ nhất có số lít dầu bằng 2/3 thùng thứ hai. Nếu bán đi 18 lít dầu ở thùng thứ hai thì số lít dầu ở thùng thứ nhất bằng 4/5 thùng thứ hai. Hỏi ban đầu mỗi thùng có bao nhiêu lít dầu?

Giải:

Lúc đầu thùng thứ hai bằng 3/2 thùng thứ nhất.

Sau khi thùng thứ hai mất đi 18 lít thì thùng thứ hai bằng 5/4 thùng thứ nhất.

Phân số chỉ số phần của thùng thứ hai bị giảm là:

3/2 – 5/4 = 1/4 thùng thứ nhất

1/4 thùng thứ nhất chính là 18 lít

Vậy thùng thứ nhất là 18 × 4 = 72 lít

Thùng thứ hai là 72 : 2 × 3 = 108 lít

Toán lớp 5

Số chia là bao nhiêu để số dư lớn nhất có thể?

1841

Bài toán: Trong các phép chia 666 cho một số tự nhiên (khác 0) được thương là 6, số chia là bao nhiêu để số dư lớn nhất có thể?

Giải:

666 : a = 6 (dư c)

⇒ 666:7 <a<666:6

95 < a < 111

Để số dư lớn nhất có thể thì số chia bé nhất có thể. Do vậy số chia là 96.

Toán lớp 5

Giải bài toán tìm số sách hai ngăn

1774

Bài toán: Mai chuyển 15 quyển sách từ ngăn 1 sang ngăn 2 thì thấy tỉ số sách ngăn 1 và ngăn 2 là 10/21, sau đó Mai lại chuyển 25 quyển sách từ ngăn 2 sang ngăn 1 thì thấy tỉ số sách ngăn 1 và ngăn 2 là 15/16. Tính tổng số sách hai ngăn.

Giải:

Sau khi chuyển đi chuyển lại thì tổng số sách hai ngăn không đổi.

Phân số chỉ số sách ngăn 1 trước khi nhận 25 quyển là:

10 : (10+21) = 10/31 (tổng số sách)

Phân số chỉ số sách ngăn 2 sau khi nhận 25 quyển là:

15 : (15+16) = 15/31 (tổng số sách)

Phân số chỉ 25 quyển sách ngăn 1 là:

15/31 – 10/31 = 5/31 (tổng số sách)

Tổng số sách hai ngăn là:

25 : 5/31 = 155 quyển

Toán lớp 5

Số gạo còn lại đủ cho đơn vị ăn trong bao nhiêu ngày?

1929

Bài toán: Một đơn vị bộ đội chuẩn đủ gạo cho 60 người ăn trong 30 ngày. Sau khi ăn được 6 ngày, có 40 người được điều đi nơi khác . Hỏi số gạo còn lại đủ cho đơn vị ăn trong bao nhiêu ngày nữa ? Biết rằng khẩu phần ăn của mỗi người là như nhau?

Giải:

Số gạo lúc đầu tương đương với: 60 x 30 = 1800 khẩu phần.

Số gạo còn lại sau 6 ngày là: 1800 – 6 x 60 = 1440 khẩu phần.

Vì 40 người chuyển đi nên thời gian để ăn hết số gạo còn lại là: 1440 : (60 – 40) = 72 ngày

Toán lớp 5

Giải bài toán tìm 2 số nâng cao lớp 5

1920

Bài toán: Số thứ nhất bằng 5/9 số thứ 2, nếu bớt số thứ 2 đi 18 đơn vị thì số thứ nhất bằng 7/9 số thứ 2. Tìm 2 số đó?

Giải:

Số thứ 2 bằng 9/5 số thứ nhất.

Khi bớt số thứ 2 đi 18 đơn vị được số mới bằng 9/7 số thứ nhất.

Vậy 18 đơn vị tương ứng với 9/5 – 9/7 = 18/35 số thứ nhất.

Số thứ nhất bằng 18 : 18/35=35

Số thứ 2 bằng 35 : 5/9=63

Toán lớp 5

Giải bài toán tìm số học sinh nâng cao lớp 5

1653

Bài toán: Lớp 5A có 1/4 số học sinh là học sinh trung bình, số học sinh giỏi bằng 2/3 số học sinh khá và không có học sinh yếu kém. Biết số học sinh giỏi hơn số học sinh trung bình 2 bạn. Tính số học sinh của lớp 5A.

Giải:

Số học sinh khá và giỏi (khá giỏi) bằng:

1 – 1/4 = 3/4 (số học sinh cả lớp)

Số học sinh giỏi = 2/3 số học sinh khá nên số học sinh giỏi bằng:

2 : (2 + 3) = 2/5 (số học sinh khá giỏi)

Và số học sinh giỏi bằng:

2/5×3/4 = 3/10 (số học sinh cả lớp)

Số học sinh giỏi hơn số học sinh trung bình là: 3/10 – 1/4=1/20 (số học sinh cả lớp) ứng với 2 học sinh

⇒ Số học sinh cả lớp là 2:1/20=40 (học sinh)

Toán lớp 5

Giải bài toán tìm số tự nhiên nâng cao lớp 5

1905

Bài toán: Một số tự nhiên khi chia cho 5 dư 2, chia cho 8 dư 5 và hiệu của hai thương là 423. Tìm số đó?

Giải:

Cách 1:

Thêm 3 thì chia hết cho cả 5 và 8, mỗi tương tăng thêm 1 đơn vị nên hiệu 2 thương vẫn là 423.

Tỉ số thương chia 8 và thương chia 5 là:

5 : 8 = 5/8

Thương chia 8 sau khi thêm là:

423 : (8-5)x5=705

Số đó sau khi thêm là:

705 x 8 = 5640

Số phải tìm là:

5640 – 3 = 5637

Cách 2:

Số nhỏ nhất chia 5 dư 2 & chia 8 dư 5 là 37.

Hiệu 2 thương là 3.

Số nhỏ nhất chia hết cho cả 5 & 8 là 40, hiệu 2 thương là 3

Số cần tìm là

(423 – 3 ) ÷ 3 × 40 + 37 = 5637

Toán lớp 9

Giải một số bài toán rút gọn biểu thức ôn thi vào 10

Hướng dẫn học sinh lớp 9 giải một số bài tập rút gọn biểu thức và các câu liên quan trong dạng bài ôn thi vào lớp 10.

2199

Giải một số bài toán rút gọn biểu thức ôn thi vào 10 Giải một số bài toán rút gọn biểu thức ôn thi vào 10 Giải một số bài toán rút gọn biểu thức ôn thi vào 10 Giải một số bài toán rút gọn biểu thức ôn thi vào 10

Toán lớp 5

Tính số học sinh nữ và số học sinh nam lớp 5D

1847

Bài toán: Lớp 5D có một số học sinh nam và nữ, trong đó 45% tổng số học sinh là nữ. Sau khi chuyển đi 3 bạn nữ và chuyển đến 13 bạn nam thì số bạn nữ là 30% tổng số học sinh cả lớp. Tính số học sinh nữ và số học sinh nam lớp 5D.

Lời giải

Ai giải được bài toán này comment ngay bên dưới nào.

Toán lớp 4

Kim giờ và kim phút gặp nhau bao nhiêu lần?

2101

Bài toán: Bây giờ là 6 giờ sáng. Hỏi đến 6 giờ tối cùng ngày kim giờ và kim phút gặp nhau mấy lần?

Lời giải:

Ta thấy:

Trong 1 giờ kim phút quay được 1 vòng đồng hồ thì kim giờ quay được 1/12 vòng đồng hồ. Như vậy trong 1 giờ kim phút quay nhanh hơn kim giờ là:

1 – 1/12 = 11/12 (vòng đồng hồ)

Mặt khác bây giờ là 6 giờ sáng nên hai kim đang thẳng hàng với nhau. Đến lượt 2 kim thẳng hàng với nhau lượt kế tiếp thì kim phút đã quay hơn kim giờ đúng 1 vòng đồng hồ và trong khoảng thời gian này hai kim đã gặp nhau được một lần.

Vậy thời gian để 2 kim đi rồi thẳng hàng với nhau lần kế tiếp là:

1 : 11/12 = 12/11 (giờ)

Từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối có 12 giờ. Vậy từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối số lượt để 2 kim thẳng hàng với nhau (hay số lượt 2 kim gặp nhau) là:

12 : 12/11 = 11 (lượt)

Đáp số: 11 lượt.

Tiểu học

Bài toán tính chiều cao cái bàn

1746

Dưới đây là bài toán tính chiều cao cái bàn đang được lan truyền trên mạng. Các bạn có làm được không?

Hãy comment đáp án bên dưới nhé.

Bài toán tính chiều cao cái bàn

Toán lớp 3

Giải một số bài toán trồng cây lớp 3

2269

Hướng dẫn học sinh lớp 3 giải dạng toán trồng cây qua các bài tập có lời giải.

Trước tiên các em cần nắm được lý thuyết chung về dạng toán trồng cây.

– Nếu trồng cây ở cả hai đầu đường thì: số cây = số khoảng cách + 1

– Nếu không trồng cây ở cả hai đầu đường: số cây = số khoảng cách – 1

– Nếu trồng cây trên một đường khép kín: số cây = số khoảng cách.

Dưới đây là các dạng bài.

Dạng 1: Bài toán tính số cây khi trồng cây ở cả 2 đầu đường

Khi trồng cây ở cả 2 đầu đường thì số cây sẽ nhiều hơn số khoảng cách là 1. Như vậy ta có thể áp dụng một số công thức sau để giải các bài toán dạng này:

Số cây = Độ dài đoạn đường : Khoảng cách giữa các cây + 1.

Độ dài đoạn đường = (Số cây – 1) x Khoảng cách giữa các cây.

Khoảng cách gữa các cây = Độ dài đoạn đường : (Số cây – 1).

Bài toán 1a: Người ta trồng cây ở hai bên đường của một đoạn đường dài 1500m. Biết khoảng cách giữa các cây đều nhau là 2m và ở cả 2 đầu của đoạn đường đều có trồng cây. Tính số cây phải trồng ở cả 2 bên của đoạn đường đó.

Phân tích: Để tính số cây phải trồng ở cả 2 bên đường ta cần tính số cây trồng ở 1 bên đường. Từ khoảng cách giữa các cây và độ dài của đoạn đường ta có thể áp dụng công thức tính số cây khi trồng ở cả 2 đầu đường và tìm được số cây trồng ở 1 bên đường. Ta có thể giải bài toán như sau:

Giải:

Số cây phải trồng ở 1 bên của đoạn đường đó là: 1500 : 2 + 1 = 751 (cây)

Số cây phải trồng ở cả 2 bên của đoạn đường đó là: 751 x 2 = 1502 (cây)

Đáp số: 1502 cây.

Bài toán 1b: Đoạn đường từ nhà Huy đến trường dài 1250m, ở cả 2 bên đường đều trồng những cây nhãn cách đều nhau. Huy đếm được ở cả 2 bên đường từ cây nhãn ở cổng nhà mình đến cây nhãn ở cổng trường có tất cả 252cây. Hỏi khoảng cách giữa các cây là bao nhiêu mét, biết các cây trồng đối diện nhau ở 2 bên đường?

Phân tích: Vì ở cả cổng nhà và cổng trường đều có trồng cây nên số cây sẽ nhiều hơn số khoảng cách giữa các cây là 1. Từ số cây trồng ở cả 2 bên đường ta tìm được số cây trồng ở 1 bên đường. Từ độ dài đoạn đường và số cây trồng ở 1bên đường ta có thể áp dụng công thức tính khoảng cách giữa các cây khi trồng cây ở cả 2 đầu đường để tìm được khoảng cách giữa các cây. Ta có thể giải bài toán như sau:

Giải:

Số cây trồng ở 1 bên đường là: 252 : 2 = 126 (cây)

Khoảng cách giữa các cây trồng trên đoạn đường đó là: 1250 : (126 – 1) = 10 (m)

Đáp số: 10m.

Bài toán 1c: Lớp 5A lao động trồng cây trên một đoạn đường. Biết rằng số cây trồng được ở cả 2 bên đường là 182cây, khoảng cách giữa các cây đều bằng 5m và ở cả 2 đầu của đoạn đường đều có trồng cây. Tính độ dài của đoạn đường đó.

Phân tích: Từ số cây trồng được ở cả 2 bên đường ta tìm được số cây trồng được ở 1 bên đường. Vì cả 2 đầu đường đều trồng cây nên từ số cây trồng ở 1 bên đường và khoảng cách giữa các cây ta tìm được độ dài đoạn đường như sau:

Giải: Số cây trồng ở 1 bên đường là: 182 : 2 = 91 (cây )

Độ dài của đoạn đường đó là: (91 – 1 ) x 5 = 450 (m )

Đáp số: 450m.

Dạng 2: Bài toán tính số cây khi chỉ trồng cây ở một đầu đường

Khi trồng cây ở 1 đầu đường thì số cây sẽ bằng số khoảng cách giữa các cây. Ta có thể áp dụng một số công thức sau để giải các bài toán dạng này:

Số cây = Độ dài đoạn đường : Khoảng cách giữa các cây.

Độ dài đoạn đường = Số cây x Khoảng cách giữa các cây.

Khoảng cách gữa các cây = Độ dài đoạn đường : Số cây.

Bài toán 2a: Đoạn đường từ nhà Huy đến cầu trường dài 1500m. Người ta trồng cây ở cả hai bên đường của đoạn đường đó. Biết khoảng cách giữa các cây là 2m và ở ngay chỗ nhà Huy có trồng cây còn ở cầu trường thì không có cây trồng, tính số cây đã trồng trên đoạn đường đó.

Phân tích: Bài toán yêu cầu tính số cây phải trồng trên đoạn đường đó chính là số cây ở cả 2 bên đường. Từ khoảng cách giữa các cây, độ dài của đoạn đường và vì chỉ trồng cây ở chỗ nhà Huy mà không trồng cây ở cầu trường nên ta có thể tìm được số cây trồng ở 1 bên đường như sau:

Giải:

Số cây phải trồng ở 1 bên của đoạn đường đó là: 1500 : 2 = 750 (cây)

Số cây phải trồng ở cả 2 bên của đoạn đường đó là: 750 x 2 = 1500 (cây)

Đáp số: 1500 cây.

Bài toán 2b: Đoạn tường giậu nhà Huy gồm các cây sứ cách đều nhau. Huy đo từ một đầu của tường giậu đến cây sứ thứ 50 được 10m. Hỏi khoảng cách giữa các cây sứ là bao nhiêu mét?

Phân tích: Ta thấy số cây sẽ bằng số khoảng cách giữa các cây. Từ số cây và độ dài đo được ta có thể áp dụng công thức tính khoảng cách giữa các cây khi chỉ trồng cây ở 1 đầu đường tìm được khoảng cách giữa các cây.

Giải:

Khoảng cách giữa các cây sứ trên đoạn tường giậu đó là: 10 : 50 = 0,2 (m)

Đáp số: 0,2m.

Bài toán 2c: Huy đi bộ từ nhà đến trường và đếm được tổng số các bước chân là 1250 bước. Biết rằng Huy xuất phát từ ngõ và bước chân cuối cùng của Huy là cổng trường và khoảng cách giữa các bước chân coi như bằng nhau và bằng 30cm, tính độ dài quãng đường từ ngõ nhà Huy đến cổng trường.

Phân tích: Ta thấy số bước chân sẽ bằng số khoảng cách. Từ số bước chân và khoảng cách giữa các bước chân ta tìm được độ dài của đoạn đường từ ngõ nhà Huy đến cổng trường. Ta có thể giải bài toán như sau:

Giải:

Đoạn đường từ ngõ nhà Huy đến cổng trường dài là: 1250 x 30 = 37500 (cm )

Đáp số: 3750m.

Dạng 3: Bài toán tính số cây khi không trồng cây ở cả 2 đầu đường

Khi không trồng cây ở 2 đầu đường thì số cây sẽ ít hơn số khoảng cách là 1. Như vậy ta có thể áp dụng một số công thức sau để giải các bài toán dạng này:

Số cây = Độ dài đoạn đường : Khoảng cách giữa các cây – 1

Độ dài đoạn đường = (Số cây + 1 ) x Khoảng cách giữa các cây.

Khoảng cách gữa các cây = Độ dài đoạn đường : (Số cây + 1).

Bài toán 3a: Đoạn tường giậu nhà Huy dài 15m, trên đó có trồng các cây bằng sứ với khoảng cách là 15cm. Hỏi có tất cả bao nhiêu cây sứ trên đoạn tường giậu đó, biết rằng ở 2 đầu tường đều không có cây sứ.

Phân tích: Vì 2 đầu tường đều không trồng cây sứ nên từ khoảng cách giữa các cây sứ và độ dài của đoạn tường ta có thể áp dụng công thức tính số cây khi không trồng ở cả 2 đầu đường và tìm được số cây sứ trên đoạn tường giậu đó như sau:

Giải: Đổi: 15m = 1500cm

Số cây sứ có trên đoạn tường giậu đó là: 1500 : 15 – 1 = 99 (cây)

Đáp số: 99 cây.

Bài toán 3b: Người ta trồng cây ở cả 2 bên của một đoạn đường dài 1500m hết tất cả số cây là 398cây. Tính khoảng cách giữa các cây, biết các cây trồng đối diện nhau ở 2 bên đường và ở cả 2đầu đường đều không trồng cây.

Phân tích: Vì ở cả đầu đường đều không trồng cây nên từ số cây trồng ở cả 2 bên đường và độ dài đoạn đường ta tìm được khoảng cách giữa các cây như sau:

Giải:

Số cây trồng ở 1 bên đường là: 398 : 2 = 199 (cây)

Khoảng cách giữa các cây trồng trên đoạn đường đó là: 1500 : (199 + 1) = 7,5 (m )

Đáp số: 7,5m.

Bài toán 3c: Trên một đoạn hè phố, người ta có trồng các cây đèn cao áp cách nhau 50m. Huy đếm được có tất cả 12cây đèn cao áp. Biết rằng ở cảc 2 đầu phhó đều không có cây đèn cao áp, tính độ dài của đoạn hè phố đó.

Phân tích: Vì cả 2 đầu đoạn hè phố đều khồng cây đèn cao áp nên từ số cây đèn cao áp và khoảng cách giữa các cây ta tìm được độ dài đoạn hè phố đó như sau:

Giải: Độ dài của đoạn hè phố đó là: (12 + 1 ) x 50 = 650 (m )

Đáp số: 650m.

Toán lớp 2

Một số bài toán về phép trừ có nhớ lớp 2

2258

Dưới đây là một số bài tập về phép trừ có nhớ dành cho học sinh lớp 2 luyện tập.

Một số bài toán về phép trừ có nhớ lớp 2Một số bài toán về phép trừ có nhớ lớp 2Một số bài toán về phép trừ có nhớ lớp 2

Toán lớp 2

Một số bài toán về phép cộng có nhớ lớp 2

Dưới đây là một số bài tập về phép cộng có nhớ dành cho học sinh lớp 2 luyện tập.

2414

Một số bài toán về phép cộng có nhớ lớp 2Một số bài toán về phép cộng có nhớ lớp 2Một số bài toán về phép cộng có nhớ lớp 2

Toán lớp 3

Giải bài toán tính số số hạng lớp 3

Baitoan.com hướng dẫn học sinh lớp 3 giải một số bài toán tính số số hạng có quy luật qua những ví dụ có lời giải chi tiết dễ hiểu.

2343

Để giải được những bài toán này không khó, các em chỉ cần nắm được quy luật là được. Chúng ta đi làm các bài từ dễ tới khó theo mức độ nâng cao dần nhé.

Bài toán 1: Từ a đến b có bao nhiêu số?

+ Công thức tính là:

Số số hạng = (b – a) : khoảng cách + 1

Ví dụ 1: Từ 1 đến 100 có bao nhiêu số?

Hướng dẫn giải:

Ở đây a = 1, b =100, khoảng cách giữa các số = 1

Vậy có (100 – 1) : 1 + 1 = 100 số

Ví dụ 2: Dãy số 2, 3, 4, 5, 6, 7…, 56, 57 có bao nhiêu số?

Hướng dẫn giải:

a = 2, b =57, khoảng cách giữa các số = 1

Vậy có (57 – 2) : 1 + 1 = 56 số

Ví dụ 3: Dãy số 1, 3, 5, 7, 9, 11…, 89, 91 có bao nhiêu số?

Hướng dẫn giải:

a = 1, b =91, khoảng cách giữa các số = 2

Vậy có (91 – 1) : 2 + 1 = 46 số

Ví dụ 4: Dãy số 0, 2, 4, 6, 8, 10…, 88, 90 có bao nhiêu số?

Hướng dẫn giải:

a = 0, b =90, khoảng cách giữa các số = 2

Vậy có (90 – 0) : 2 + 1 = 46 số

Ví dụ 5: Dãy số 0, 4, 8, 12, 16,…, 96, 100 có bao nhiêu số?

Hướng dẫn giải:

a = 0, b =100, khoảng cách giữa các số = 4

Vậy có (100 – 0) : 4 + 1 = 26 số

Bài toán 2: Từ a đến b có bao nhiêu số chẵn, bao nhiêu số lẻ?

+ Công thức tính là:

Số số hạng = (b – a) : 2 + 1

+ Giải thích: Dãy các số chẵn liền nhau (hoặc các số lẻ) cách nhau 2 đơn vị.

+ Chú ý: Xác định a, b.

Ví dụ 6: Từ 1 đến 100 có bao nhiêu số chẵn, bao nhiêu số lẻ?

Hướng dẫn giải:

+ Tìm số số chẵn

a = 2 (vì số chẵn bắt đầu từ 2), b =100

Vậy số chẵn có (100 – 2) : 2 + 1 = 50 số

+ Tìm số số lẻ

a = 1 (vì số lẻ bắt đầu từ 2), b =99

Vậy số lẻ có (99 – 1) : 2 + 1 = 50 số

Hoặc ta lấy: 100 – 50 = 50 cũng ra số số lẻ (vì 1 đến 100 có 100 số).

Ví dụ 7: Từ 23 đến 164 có bao nhiêu số chẵn, bao nhiêu số lẻ?

Hướng dẫn giải:

+ Tìm số số chẵn

a = 24 (vì số chẵn bắt đầu từ 24), b =164

Vậy số chẵn có (164 – 24) : 2 + 1 = 71 số

+ Tìm số số lẻ

a = 25 (vì số lẻ bắt đầu từ 25), b =163 (vì số lẻ cuối là 163)

Vậy số lẻ có (163 – 25) : 2 + 1 = 70 số

Bài toán 3: Có bao nhiêu số lớn hơn a và nhỏ hơn b.

Dạng toán này tương tự dạng bài toán 1, tuy nhiên chúng ta sẽ lấy số đầu là a + 1 và số cuối là b – 1.

Ví dụ 8: Có bao nhiêu số lớn hơn 17 và nhỏ hơn 100

Hướng dẫn giải:

a + 1 = 17 + 1 = 18, b – 1 = 100 – 1 = 99

Vậy có tất cả: (99 – 18) : 1 + 1 = 82 số hơn 17 và nhỏ hơn 100

Bài toán 4: Có bao nhiêu số chẵn (lẻ) lớn hơn a và nhỏ hơn b.

Dạng toán này tương tự dạng bài toán 2, tuy nhiên khó hơn ở chỗ chúng ta cần xác định đâu là số đầu, số cuối, khoảng cách = 2.

Ví dụ 9: Có bao nhiêu số chẵn, số lẻ lớn hơn 17 và nhỏ hơn 100

Hướng dẫn giải:

+ Tìm số số chẵn

a = 18 (số chẵn > 17), b = 98 (số chẵn < 100)

Vậy số chẵn có (98 – 18) : 2 + 1 = 41 số

+ Tìm số số lẻ

a = 19 (số lẻ > 17), b = 99 (số lẻ < 100)

Vậy số lẻ có (99 – 17) : 2 + 1 = 42 số

Ví dụ 10: Có bao nhiêu số chẵn, số lẻ lớn hơn 100 và nhỏ hơn 501

Hướng dẫn giải:

+ Tìm số số chẵn

a = 102 (số chẵn > 100), b = 500 (số chẵn < 501)

Vậy số chẵn có (500 – 102) : 2 + 1 = 200 số

+ Tìm số số lẻ

a = 101 (số lẻ > 100), b = 499 (số lẻ < 501)

Vậy số lẻ có (499 – 101) : 2 + 1 = 200 số

Toán lớp 3

Giải bài toán nâng cao có lời văn lớp 3

2046

Bài toán: Tổng số sách ở 2 ngăn là 98 cuốn. Nếu chuyển 8 cuốn sách từ ngăn dưới lên ngăn trên thì số sách ngăn trên gấp 6 lần số sách ngăn dưới. Tìm số sách mỗi ngăn lúc đầu.

Giải:

Tổng không đổi (chỉ chuyển ngăn ngắn dưới lên ngăn trên) .

Coi số sách ngăn dưới là 1 phần thì số sách ngăn trên là 6 phần.

Sơ đồ:

Giải bài toán nâng cao có lời văn lớp 3

Số sách ở ngăn dưới sau khi chuyển là: 98 : (1+6) = 14 (quyển)

Lúc đầu ngăn dưới có số sách là: 14 + 8 = 22 (quyển)

Lúc đầu ngăn trên có số quyển là: 98 – 22 = 76 (quyển)

Toán lớp 1

Bài tập toán tính cộng trừ không nhớ lớp 1 file word

Dưới đây là tổng hợp các bài tập về các phép tính cộng trừ không nhớ dành cho học sinh lớp 1 tự làm kiểm tra kiến thức.

4739

Bài tập toán tính cộng trừ không nhớ lớp 1 file word Bài tập toán tính cộng trừ không nhớ lớp 1 file word Bài tập toán tính cộng trừ không nhớ lớp 1 file word Bài tập toán tính cộng trừ không nhớ lớp 1 file word Bài tập toán tính cộng trừ không nhớ lớp 1 file word Bài tập toán tính cộng trừ không nhớ lớp 1 file word Bài tập toán tính cộng trừ không nhớ lớp 1 file word Bài tập toán tính cộng trừ không nhớ lớp 1 file word Bài tập toán tính cộng trừ không nhớ lớp 1 file word Bài tập toán tính cộng trừ không nhớ lớp 1 file word Bài tập toán tính cộng trừ không nhớ lớp 1 file word Bài tập toán tính cộng trừ không nhớ lớp 1 file word Bài tập toán tính cộng trừ không nhớ lớp 1 file word Bài tập toán tính cộng trừ không nhớ lớp 1 file word Bài tập toán tính cộng trừ không nhớ lớp 1 file word Bài tập toán tính cộng trừ không nhớ lớp 1 file word Bài tập toán tính cộng trừ không nhớ lớp 1 file word Bài tập toán tính cộng trừ không nhớ lớp 1 file word Bài tập toán tính cộng trừ không nhớ lớp 1 file word Bài tập toán tính cộng trừ không nhớ lớp 1 file word Bài tập toán tính cộng trừ không nhớ lớp 1 file word Bài tập toán tính cộng trừ không nhớ lớp 1 file word Bài tập toán tính cộng trừ không nhớ lớp 1 file word Bài tập toán tính cộng trừ không nhớ lớp 1 file word Bài tập toán tính cộng trừ không nhớ lớp 1 file word Bài tập toán tính cộng trừ không nhớ lớp 1 file word Bài tập toán tính cộng trừ không nhớ lớp 1 file word Bài tập toán tính cộng trừ không nhớ lớp 1 file word Bài tập toán tính cộng trừ không nhớ lớp 1 file word Bài tập toán tính cộng trừ không nhớ lớp 1 file word Bài tập toán tính cộng trừ không nhớ lớp 1 file word Bài tập toán tính cộng trừ không nhớ lớp 1 file word Bài tập toán tính cộng trừ không nhớ lớp 1 file word Bài tập toán tính cộng trừ không nhớ lớp 1 file word Bài tập toán tính cộng trừ không nhớ lớp 1 file word Bài tập toán tính cộng trừ không nhớ lớp 1 file word Bài tập toán tính cộng trừ không nhớ lớp 1 file word Bài tập toán tính cộng trừ không nhớ lớp 1 file word Bài tập toán tính cộng trừ không nhớ lớp 1 file word Bài tập toán tính cộng trừ không nhớ lớp 1 file word Bài tập toán tính cộng trừ không nhớ lớp 1 file word

*Download file word Bài tập toán tính cộng trừ không nhớ lớp 1.docx bằng cách click vào nút Tải về dưới đây.

Toán lớp 5

Một số bài toán tìm thời gian lớp 5 có đáp án

1787

Hướng dẫn học sinh lớp 5 làm dạng toán tìm thời gian qua các bài toán có lời giải dưới đây.

Một số bài toán tìm thời gian lớp 5 có đáp án Một số bài toán tìm thời gian lớp 5 có đáp án Một số bài toán tìm thời gian lớp 5 có đáp án Một số bài toán tìm thời gian lớp 5 có đáp án Một số bài toán tìm thời gian lớp 5 có đáp án Một số bài toán tìm thời gian lớp 5 có đáp án

Toán lớp 8

Giải bài toán rút gọn nâng cao lớp 8

2164

Bài toán: Cho x, y, z là các số dương

Rút gọn $A=\dfrac{7 x^{3}+y^{3}+12 z^{3}}{2 x^{2} y+3 x y z+5 x z^{2}}$ biết $x^{3}+y^{3}+z^{3}=3 x y z$.

Hướng dẫn giải:

Đây là dạng toán nâng cao đòi hỏi các em phải biết áp dụng bất đẳng thức Cosi cho 3 số:

Đó là:

Với $a, b, c$ là các số thực không âm, khi đó ta có:

$\dfrac{a+b+c}{3} \geq \sqrt[3]{a b c}$

Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi $a = b = c$.

Áp dụng: $ \displaystyle x^{3}+y^{3}+z^{3}\ge 3xyz$

Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi $x = y = z$.

Từ đó thay vào ta sẽ rút gọn được biểu thức A.

Toán lớp 3

Bài toán điền số thích hợp vào ô trống lớp 3

2095

Bài toán 1: Điền số thích hợp vào ô trống trong sơ đồ cho dưới đây.

Bài toán điền số thích hợp vào ô trống lớp 3

Hướng làm: Chúng ta thực hiện theo thứ tự từ trái qua phải, nhớ lại bảng nhân chia lớp 3 đã học để làm.

Bài giải:

2 gấp 8 lần ⇒ 2 x 8 = 16, điền 16, 16 giảm 4 lần ⇒ 16 : 4 = 4, điền 4.

3 gấp 8 lần ⇒ 8 x 3 = 24, điền 24, 24 giảm 4 lần ⇒ 24 : 4 = 6, điền 6.

27 giảm 3 lần ⇒ 27 : 3 = 9, điền 9 vào ô trống, 9 gấp 4 lần ⇒ 9 x 4 = 36, điền 36.

35 giảm 5 lần ⇒ 35 : 5 = 7, điền 7, 7 gấp 8 lần ⇒ 7 x 8 = 56, điền 56.

* Chú ý: Có những bài toán chúng ta cần linh hoạt thực hiện từ trái qua phải hoặc từ phải qua trái sao cho phù hợp. Chẳng hạn như ví dụ dưới đây:

Bài toán 2:

Bài toán điền số thích hợp vào ô trống lớp 3-1

Giải:

Để điền được ô vuông thứ 2 trong sơ đồ trên ta làm phép tính ngược (nhân): 4 x 8 = 32

Để điền được ô vuông thứ nhất trong sơ đồ trên ta làm phép tính ngược (Trừ): 32 – 25 = 7

2 ô vuông còn lại lần lượt làm từ trái qua phải phép tính nhân và trừ:

4 x 7 =28 và 28 – 19 = 9

Toán lớp 2

Bài toán điền số thích hợp vào ô trống lớp 2

2018

Bài toán: Điền số thích hợp vào ô trống trong sơ đồ cho dưới đây.

Bài toán điền số thích hợp vào ô trống lớp 2

Giải:

a) Áp dụng bảng nhân chia lớp 2:

Sơ đồ thứ nhất thực hiện phép tính từ trái qua phải: 2 x 2 = 4, 4 x 2 = 8

Sơ đồ thứ hai ta tính ngược từ phải qua trái (4 : 1 = 4), rồi tính từ trái qua phải (4 x 4 = 16).

b) Với dạng toán điền vào ô trống theo quy luật ta để ý số đầu tiên bằng 4 nhân với 1, số thứ hai bằng 4 nhân với 2, số thứ ba bằng 4 nhân với 3…tương tự vậy ta có:

Ô thứ 4 điền 16 vì: 4 x 4 = 16

Ô thứ 5 điền 20 vì: 4 x 5 = 20

Ô thứ 6 điền 24 vì: 4 x 6 = 24

Ô thứ 7 điền 28 vì: 4 x 7 = 28

Ô thứ 8 điền 32 vì: 4 x 8 = 32

Ô thứ 9 điền 36 vì: 4 x 9 = 36

c) Dạng bài tập đơn giản, kiểm tra lại kiến thức của học sinh lớp 2 (phép nhân có tính giao hoán).

3 x 4 = 4 x 3

2 x 3 = 3 x 2

2 x 4 = 4 x 2

Toán lớp 3

Giải bài toán tính bằng cách thuận tiện nhất lớp 3

1914

Bài toán: Tính bằng cách thuận tiện nhất:

a) 37 x 18 – 9 x 14 + 100

b) 15 x 2 + 15 x 3 – 15 x 5

c) 52 + 37 + 48 + 63

Giải:

a) 37 x 18 – 9 x 14 + 100

= 37 x 2 x 9 – 9 x 14 + 100

= 9 x (37 x 2 – 14) + 100

= 9 x (74 – 14) + 100

= 9 x 60 + 100

= 540 + 100 = 640

b) 15 x 2 + 15 x 3 – 15 x 5

= 15 x (2 + 3 – 5)

= 15 x 0 = 0

c) 52 + 37 + 48 + 63

= (52 + 48) + (37 + 63)

= 100 + 100 =200