Bài toán 1: Từ A đi đến B một ôtô tải vận tốc 55 kmh,và một xe mô tô vận tốc 60 km/h xuất phát cùng lúc, Sau một thời gian một xe con xuất phát từ A đi được 1 giờ đuổi kịp xe tải, lúc này xe mô tô còn cách B 60 km, xe con và xe mô tô cùng đến B một lúc. Tính quãng đường AB?
Giải:
Bài toán 2: Một người đi từ A đến B với vận tốc 30 km/giờ dự định đến B lúc 11 giờ. Đi được 3/5 quãng đường AB thì người đó đi với vận tốc 40 km/giờ trên 1/2 quãng đường còn lại, rồi tiếp tục đi với vận tốc 45 km/giờ cho tới khi đến B, vậy nên người đó đếns B lúc 10 giờ 42 phút 30 giây. Tính quãng đường AB.
Giải:
Coi AC = 3/5 AB; CD = 1/5 AB
Trên quãng đường CD tỉ số vận tốc là 40/30 = 4/3 nên tỉ số tg là 3/4.
Tương tự trên DB tỉ số tg là 2/3.
Như vậy nếu coi tg đi trên 1/5 AB là 1 đơn vị thì tăng tốc giảm được số phần là:
2 – 3/4 – 2/3 = 7/12
7/12 đơn vị ứng với thời gian là:
11 giờ – 10 giờ 42 phút 30 giây = 17,5 (phút)
1 đơn vị tg ứng với số giờ là:
17,5 : 7 x 12 : 60 = 0,5 (giờ)
Quãng đường AB là:
30×0,5 x 5 = 75(km)
Bài toán 3: An và bình đi xe đạp cùng lúc từ A đến B, An đi với vận tốc 12 km/giờ, Bình đi với vận tốc 10km/giờ. Đi được 1,5 giờ, để đợi Bình, An đã giảm vận tốc xuống còn 7km/giờ. Tính quãng đường AB, biết rằng lúc gặp nhau cũng là lúc An và Bình cùng đến B?
Giải:
Khoảng cách giữa An và Bình sau 1,5 h là
(12-10)×1,5=3km
Thời gian An và Bình gặp nhau kể từ khi An giảm vận tốc là
3 :(10-7) =1h
Quãng đường AB dài
10 x (1, 5 +1)=25 km
Hoặc 12 x 1,5 +7×1=25 km